Hỏi đáp khởi nghiệp
Tôi viết được một ứng dụng điện thoại, có một doanh nghiệp muốn mua lại ứng dụng này của tôi để phát hành rộng rãi. Do ứng dụng vẫn đang trong quá trình nâng cấp hoàn thiện nên khi sử dụng sẽ có phát sinh một số lỗi, tôi có phải chịu trách nhiệm gì trong trường hợp này không?
22/12/2016 10:291. Cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005
- Luật SHTT sửa đổi năm 2009
2. Ý kiến tư vấn
Căn cứ vào câu hỏi của anh/chị, chúng tôi hiểu rằng anh/chị là tác giả của một ứng dụng điện thoại (chương trình máy tính), thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ:
Luật Sở hữu trí tuệ
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
…
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Theo quy định của Điều 19 và 20 Luật SHTT, đối với chương trình máy tính (ứng dụng) mà anh/chị lập trình, anh/chị có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với chương trình máy tính đó.
Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Trong đó, quyền nhân thân là quyền không thể được chuyển giao theo quy định tại điều 47.2 Luật SHTT.
Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
…
2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
Như vậy, có thể thấy rằng khi bán ứng dụng cho doanh nghiệp để phân phối, chúng tôi hiểu rằng anh/chị dự định chuyển giao quyền sao chép và phân phối ứng dụng của mình cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc sửa chữa tác phầm là quyền nhân thân của tác giả và theo quy định pháp luật không được phép chuyển giao, do vậy, khi anh/chị bán ứng dụng cho doanh nghiệp, việc sửa đổi nâng cấp ứng dụng là quyền của anh/chị chứ không phải nghĩa vụ, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định về việc doanh nghiệp sau khi mua ứng dụng được quyền cập nhật ứng dụng (miễn phí hoặc có trả phí cho tác giả).
Tuy nhiên, anh/chị lưu ý rằng nếu trong hợp đồng có quy định về bảo hành thì khi xảy ra lỗi đối với ứng dụng, anh/chị sẽ có trách nhiệm phải sửa lỗi ứng dụng để bảo đảm việc hoạt động của ứng dụng được bình thường. Hết thời hạn bảo hành, nếu doanh nghiệp có nhu cầu cần sửa lỗi ứng dụng, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng dịch vụ với anh/chị để nhận được dịch vụ đó.
* Nội dung các câu trả lời không phản ánh quan điểm của VIAC
-
Tôi nghiên cứu và áp dụng thành công một quy trình sản xuất khép kín, tận dụng tất cả các thành phần, bộ phận của cây nguyên liệu để chế biến sản phẩm. Tôi muốn giới thiệu quy trình này cho khách hàng để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Tôi có thể đăng ký bảo hộ để được sử dụng độc quyền quy trình sản xuất này không?
22/12/2016 10:53
Tôi nghiên cứu và áp dụng thành công một quy trình sản xuất khép kín, tận dụng tất cả các thành phần, bộ phận của cây nguyên liệu để chế biến sản phẩm. Tôi muốn giới thiệu quy trình này cho khách hàng để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Tôi có thể đăng ký bảo hộ để được sử dụng độc quyền quy trình sản xuất này không?
-
Trước đây tôi đã từng biết đến một sản phẩm thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất nhưng với giá thành rất cao. Nay tôi nghiên cứu và chế biến thành công sản phẩm tương tự như vậy ở Việt Nam với giá thành thấp hơn do có nguồn nguyên liệu giá rẻ và phương pháp chế biến mới. Tôi có thể đăng ký sáng chế cho sản phẩm của mình được không?
22/12/2016 10:52
Trước đây tôi đã từng biết đến một sản phẩm thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất nhưng với giá thành rất cao. Nay tôi nghiên cứu và chế biến thành công sản phẩm tương tự như vậy ở Việt Nam với giá thành thấp hơn do có nguồn nguyên liệu giá rẻ và phương pháp chế biến mới. Tôi có thể đăng ký sáng chế cho sản phẩm của mình được không?
-
Tôi đang nghiên cứu áp dụng một phương pháp ép lạnh phổ biến ở Nhật vào việc chế biến các sản phẩm tinh dầu từ cây nông nghiệp. Theo tôi được biết, phương án này ở Việt Nam chưa được áp dụng đại trà trong chế biến các sản phẩm từ cây nông nghiệp. Tôi có thể đăng ký để được bảo hộ ý tưởng và phương pháp chế biến này ở Việt Nam hay không?
22/12/2016 10:50
Tôi đang nghiên cứu áp dụng một phương pháp ép lạnh phổ biến ở Nhật vào việc chế biến các sản phẩm tinh dầu từ cây nông nghiệp. Theo tôi được biết, phương án này ở Việt Nam chưa được áp dụng đại trà trong chế biến các sản phẩm từ cây nông nghiệp. Tôi có thể đăng ký để được bảo hộ ý tưởng và phương pháp chế biến này ở Việt Nam hay không?
-
Tôi kinh doanh sản phẩm tinh bột nghệ và đã lập một tên miền để quảng cáo và kinh doanh sản phẩm của mình (VD: tinhbotngheABC.com) nhưng tên miền của tôi chưa có tính riêng biệt, và nhiều nhà cung cấp khác cũng có tên miền tương tự, dễ dẫn đến nhầm lẫn (VD: tinhbotnghe.vn, tinhbotnghe.net, tinhbotnghevang.com). Tôi dự định làm hợp đồng quảng cáo với một đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trên Google và Youtube. Tôi cần lưu ý nội dung gì trong hợp đồng này? Tôi có thể đăng ký bảo hộ tên miền này được không?
22/12/2016 10:49
Tôi kinh doanh sản phẩm tinh bột nghệ và đã lập một tên miền để quảng cáo và kinh doanh sản phẩm của mình (VD: tinhbotngheABC.com) nhưng tên miền của tôi chưa có tính riêng biệt, và nhiều nhà cung cấp khác cũng có tên miền tương tự, dễ dẫn đến nhầm lẫn (VD: tinhbotnghe.vn, tinhbotnghe.net, tinhbotnghevang.com). Tôi dự định làm hợp đồng quảng cáo với một đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trên Google và Youtube. Tôi cần lưu ý nội dung gì trong hợp đồng này? Tôi có thể đăng ký bảo hộ tên miền này được không?
-
Ứng dụng di động do công ty tôi quản lý và kinh doanh hoạt động khá hiệu quả với số lượt tìm kiếm cao, lượng người dùng nhiều và được đánh giá tốt. Tuy nhiên gần đây xuất hiện một ứng dụng có tên và biểu tượng tương tự với ứng dụng của chúng tôi, dễ dẫn đến nhầm lẫn cho người dùng khi tìm kiếm ứng dụng. Tôi có thể thực hiện biện pháp gì để ngăn chặn sự cạnh tranh này?
22/12/2016 10:47
Ứng dụng di động do công ty tôi quản lý và kinh doanh hoạt động khá hiệu quả với số lượt tìm kiếm cao, lượng người dùng nhiều và được đánh giá tốt. Tuy nhiên gần đây xuất hiện một ứng dụng có tên và biểu tượng tương tự với ứng dụng của chúng tôi, dễ dẫn đến nhầm lẫn cho người dùng khi tìm kiếm ứng dụng. Tôi có thể thực hiện biện pháp gì để ngăn chặn sự cạnh tranh này?
-
Tôi đang kinh doanh sản phẩm do công ty mình sản xuất khá hiệu quả, trên thị trường xuất hiện một loại sản phẩm cùng loại có nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của tôi nhưng chất lượng kém hơn. Tôi cho rằng sản phẩm này là hàng giả, tôi có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý đơn vị cung cấp sản phẩm kia không trong khi tôi vẫn chưa đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình?
22/12/2016 10:45
Tôi đang kinh doanh sản phẩm do công ty mình sản xuất khá hiệu quả, trên thị trường xuất hiện một loại sản phẩm cùng loại có nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của tôi nhưng chất lượng kém hơn. Tôi cho rằng sản phẩm này là hàng giả, tôi có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý đơn vị cung cấp sản phẩm kia không trong khi tôi vẫn chưa đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình?
-
Tôi mở xưởng gỗ làm đồ nội thất. Tôi thiết kế được một số mẫu đồ nội thất và muốn sản xuất hàng loạt, chào bán tại các siêu thị nội thất. Tôi có thể đăng ký bảo hộ cho các thiết kế này để tránh rủi ro mẫu thiết kế của mình bị sao chép không? Thủ tục như thế nào?
22/12/2016 10:45
Tôi mở xưởng gỗ làm đồ nội thất. Tôi thiết kế được một số mẫu đồ nội thất và muốn sản xuất hàng loạt, chào bán tại các siêu thị nội thất. Tôi có thể đăng ký bảo hộ cho các thiết kế này để tránh rủi ro mẫu thiết kế của mình bị sao chép không? Thủ tục như thế nào?
-
Tôi đang mở trang trại trồng nông sản, tuy nhiên cần vốn để đầu tư vào công đoạn sơ chế, bảo quản và quay vòng sản xuất. Tôi có thể thế chấp khu đất hiện đang làm trang trại của mình để vay vốn đồng thời vẫn sản xuất kinh doanh tại khu đất này được không? Hợp đồng vay này có những nội dung gì?
22/12/2016 10:44
Tôi đang mở trang trại trồng nông sản, tuy nhiên cần vốn để đầu tư vào công đoạn sơ chế, bảo quản và quay vòng sản xuất. Tôi có thể thế chấp khu đất hiện đang làm trang trại của mình để vay vốn đồng thời vẫn sản xuất kinh doanh tại khu đất này được không? Hợp đồng vay này có những nội dung gì?
- Tọa đàm Phán quyết Trọng tài Thương mại Quốc tế 26/08/2016 15:12
- Tọa đàm Xử lý tranh chấp tín dụng tại tòa án và trọng tài 27/04/2016 17:53
- Tọa đảm Xử lý tranh chấp tín dụng tại tòa án và trọng tài 25/04/2016 18:18
- Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Bangladesh 25/04/2016 17:13
- Hội nghị Trọng tài viên VIAC năm 2015 25/01/2016 08:17