...

Sửa Luật Đất đai – “chìa khóa” phát triển

03 Tháng 2, 2021

Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT

 

Biết sử dụng đất đai để làm ra tiền là một nghệ thuật để phát triển hướng tới một xã hội giàu có hơn.

 

“Diễn đàn Bất động sản 2020: Cơ hội mới từ chính sách và thị trường” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thu hút sự quan tâm tham dự của nhiều nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp

THÀNH CÔNG TỪ ĐẤT

Vào nửa cuối Thế kỷ 18 và nửa đầu Thế kỷ 19, trường phái kinh tế cổ điển châu Âu mà đại diện là Adam Smith và David Ricardo đã đưa ra luận thuyết rằng đất đai là nền tảng làm nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia.

Cách thức cụ thể là đưa đất đai như một công sản vào thị trường thông qua chuyển nhượng cho tư nhân để tích lũy nguồn lực tài chính công. Từ đó, nhà nước đánh thuế sử dụng đất của tư nhân tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách. Đây chính là phương thức duy nhất tạo nên 7 nước trong nhóm G7 thành công trong công nghiệp hóa để trở thành các quốc gia phát triển.

Đến những năm trước 2000, một đại diện của trường phái kinh tế hiện đại là Hernando De Soto đã có nghiên cứu khá sâu tại nhiều nước đang phát triển và phát hiện rằng các nước này khó trở thành nước phát triển vì không khai thác được nguồn vốn tiềm ẩn trong đất đai để trở thành vấn tài chính đầu tư trên đất. Các nền kinh tế công nghiệp mới như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... đã thực hiện thành công công nghiệp hóa cũng chỉ vì đã có chính sách phù hợp trong khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai để đầu tư vào công nghiệp.

Từ lý luận và thực tiễn trên thế giới trong suốt gần 3,5 thế kỷ qua, các quốc gia công nghiệp phát triển và công nghiệp mới đều thành công trong công nghiệp hóa chỉ vì biết động viên nguồn lực đất đai vào tích lũy vốn ban đầu và tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước từ thuế đất.

TRỞ NGẠI VÌ ĐẤT

Khi Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi mới, Luật Đất đai đầu tiên được Quốc hội thông qua vào năm 1987, chỉ một năm sau đổi mới, cùng với Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do tư duy chưa đổi mới nên Luật này cũng phù hợp yêu cầu của kinh tế thị trường. Vào 2013 sau ba lần sửa đổi, Luật Đất đại thứ tư được Quốc hội thông qua với cách tiếp cận tăng cường quyền lực quyết định về đất đai và quyền quản lý đất đai của nhà nước, loại bỏ mọi nội dung về thị trường quyền sử dụng đất. Việc tăng cường quyền lực của nhà nước đối với đất đai là đúng nhưng cần làm rõ 2 điều cơ bản. Một là việc tăng cường quyền lực nhà nước đối với đất đại để làm gì? Khi mục tiêu không được làm rõ thì việc tăng cường quyền lực của nhà nước sẽ dẫn tới nguy cơ tham nhũng hoặc tác động tiêu cực làm kìm hãm thị trường. Hai là sự cộng hưởng giữa quyền quyết định về đất đai với vai trò đại diện cho sở hữu toàn dân và quyền quản lý đất đai mang tính độc lập và khách quan sẽ rơi vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, khó kiểm soát quyền lực của nhà nước và lợi ích nhóm dễ nảy sinh.

Vào giai đoạn 2017 - 2020 trong nền kinh tế thị trường nước ta đã diễn ra nhiều sự cố tiêu cực có nguyên do từ những bất cập pháp luật trong Luật Đất đai 2013. Thứ nhất, nhiều đại án liên quan đến tham nhũng đất đai đã được xét xử làm thất thu tài sản công, nhiều quan chức nhà nước ở cấp trung ương, cấp tỉnh phải rơi vào vòng lao lý. Thứ hai, số lượng dự án được phê duyệt từng năm giảm đi mười lần so với những năm trước 2019. Cùng dự án thấp ra thị trường sẽ làm giảm cung hàng hóa BĐS trong vài ba năm tới, cộng với đầu cơ có thể gây “sốt giá” và tích tụ bong bóng BĐS. Thứ ba, sự không phù hợp pháp luật với yêu cầu phát triển phân khúc BĐS du lịch kiểu mới như Condotel, Shophouse, Officetel... làm cho đầu tư vào BĐS du lịch giảm mạnh, gây khó cho việc đưa kinh tế du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn. Thứ tư, pháp luật đất đai chưa tạo thuận lợi, thậm chí còn gây trở ngại trong thực hiện chủ trường phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Thứ năm, pháp luật đất đai cũng chưa tạo được thuận lợi cho phát triển các hệ sinh thái đô thị, dịch vụ, công nghiệp nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, đón luồng đầu tư FDI dịch chuyển vào Việt Nam. Và thứ sáu, các xung đột pháp luật giữa Luật Đất đai 2013 và các luật quản lý tài sản gắn liền với đất ban hành sau đó như Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh BĐS 2014, Luật Lâm nghiệp 2017... vẫn chưa được giải quyết.

Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, số Xuân Tân Sửu 2021

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI