...

Các vấn đề pháp lý và lưu ý cho doanh nghiệp khi Covid-19 quay lại

07 Tháng 8, 2020

Tại thời điểm Việt Nam khống chế dịch hiệu quả, các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để bứt phá nền kinh tế, tập trung cải cách và thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Doanh nghiệp ký kết và tiến hành rất nhiều hợp đồng với các đối tác khác nhau để đẩy mạnh tốc độ hồi phục kinh tế sau “giấc ngủ đông” dài. Việt Nam đã bước sang trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, trong một tuần trở lại đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nước ta có những diễn biến phức tạp, số người nhiễm bệnh tăng lên từng ngày, nhiều địa phương đưa ra các chính sách quyết định nhằm giãn các xã hội.

Vậy Theo ông, liệu rằng khi dịch bệnh bùng phát trở lại thì mức độ các tranh chấp như thế nào?

Trước tiên, ông Dương Anh Sơn đã đưa ra những nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong đợt địch Covid-19 xảy ra vào đầu năm nay. Nhìn chung, sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động một phần không nhỏ tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể là 93,9% doanh nghiệp bị tác động tiêu cực, nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh không thể tiếp tục như du lịch lữ hành; nhiều lĩnh vực khác đang trong giai đoạn cầm chừng. Chính vì thế, hợp đồng tuy đã được ký kết nhưng lại đang đứng trước nguy cơ không thể thực hiện được.

Tiếp theo, ông có chia sẻ: trong khi các doanh nghiệp tại Việt Nam đang gồng mình để khắc phục những hậu quả của đợt dịch trước thì xuất hiện đợt dịch mới. Doanh nghiệp tiếp tục phải hứng chịu “họa vô đơn chí” vì những tàn dư từ đợt dịch cũ cộng thêm ảnh hưởng bất ngờ từ đợt dịch mới, nguy cơ hợp đồng đã ký kết nhưng không thực hiện được tiếp tục lớn hơn nữa, đi cùng với đó là những tranh chấp xảy ra không đáng có. Ngoài ra, các tranh chấp này khó để giải quyết ổn thỏa vì không chỉ phụ thuộc vào giá trị tranh chấp mà còn do tính chất phức tạp của nguyên nhân xảy ra tranh chấp.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ yếu do đâu? Và ông đưa ra lời khuyên gì doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay?

Ông Dương Anh Sơn cho hay: Covid-19 là tình huống bất khả kháng đối với nhiều trường hợp, như hợp đồng dịch vụ tour du lịch, thuê khách sạn…Bởi vì khi dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương như Đà Nẵng, Huế; chính quyền địa phương phải ngay lập tức ban hành công văn liên quan đến giãn cách xã hội, dừng mọi hoạt động kinh doanh du lịch.

Nhưng đối với những hợp đồng khác thì Covid-19 chỉ là tình huống khó khăn đặc biệt (hoàn cảnh thay đổi cơ bản) gây trở ngại cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nhưng các doanh nghiệp, thương nhân khó có thể phân biệt giữa Bất khả kháng và sự thay đổi hoàn cảnh một cách cơ bản dẫn đến đưa ra những quyết định không đúng trong việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Vậy nên, khó có thể đánh giá hành vi của họ có phải là vi phạm hợp đồng hay không.

Trong bối cảnh này, khi có tranh chấp các bên nên chủ động thương lượng. Phương án tốt nhất là các bên nên ngồi lại với nhau để thương lượng và điều chỉnh nội dung hợp đồng, như vậy sẽ tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Ví dụ như, bên cho thuê mặt bằng nên chủ động không lấy tiền thuê mặt bằng trong thời gian giãn cách xã hội, giảm tiền thuê một thời gian hợp lý, tour du lịch chủ động đề xuất trả lại tiền…

Tuy nhiên, các bên luôn đặt lợi ích của mình nên hàng đầu nên khi lợi ích bị ảnh hưởng sẽ khó nhượng bộ. Dẫn đến việc không thể thương lượng lại được các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, khi không thể thương lượng được thì tốt nhất là để trọng tài giải quyết tranh chấp đó.

Theo Đài truyền hình HTV9 TP.Hồ Chí Minh

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI