...

Lịch sự kiện Tháng 04/2024

03 Tháng 4, 2024

Trong tháng 04/2024, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) các đơn vị trực thuộc phối hợp cùng đối tác tổ chức các hội thảo, tọa đàm trong khuôn khổ các chuỗi sự kiện trọng điểm của VIAC gồm Chuỗi hoạt động Diễn đàn Khoa học về Trọng tài – Hòa giải (AMS 2024), Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư (ILS Forum 2024), Hội thảo Trọng tài Xây dựng Tp. Hồ Chí Mính (HICAC 2024) và Khóa tập huấn Kỹ năng Hòa giải viên.

Các sự kiện sẽ diễn ra trong tháng 4


Ngày 05/04/2024 (Thứ Sáu) | Tp. Hồ Chí Minh (có trực tuyến)

AMS 2024 – HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ: HÒA GIẢI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRỌNG TÀI: VAI TRÒ BÊN THỨ BA TRUNG LẬP VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ TRANH CHẤP

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên được yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhất định, trong đó sự trung lập, vô tư, khách quan được xem là một trong những điều kiện cần đặt lên hàng đầu, nhằm giúp tranh chấp được giải quyết công bằng, minh bạch. Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định của Luật TTTM, trong quá trình tiến hành tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu Hội đồng Trọng tài hòa giải. Một mặt, có thể thấy, quy định này giúp tạo điều kiện để các bên giải quyết tranh chấp theo cách thức hòa hảo hơn, đồng thời còn giúp giảm thiểu gánh nặng về chi phí. Nhưng mặt khác, với việc chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể, Hội đồng Trọng tài sẽ dễ gặp trở ngại trong quá trình điều phối hoạt động hòa giải, chưa kể vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến yếu tố trung lập, khách quan được đề cập ở trên. Hội thảo chuyên đề thứ ba trong khuôn khổ Chuỗi hoạt động Diễn đàn khoa học về Trọng tài – Hòa giải sẽ tập trung thảo luận các vấn đề về yếu tố thứ ba trung lập – “hòa giải viên” trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài từ góc độ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế. [Xem thêm]


Ngày 11/04/2024 (Thứ Năm) | Tp. Hồ Chí Minh (trực tuyến và trực tiếp)

AMS 2024 – DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN: HOÀN THIỆN CÁC CƠ CHẾ VỀ BÊN THỨ BA, THUẬN LỢI HÓA QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

Đặt trong bối cảnh tranh chấp gia tăng và quá trình hơn 13 năm áp dụng Luật Trọng tài Thương mại 2010, thời gian gần đây, nhiều nội dung liên quan đến yếu tố chủ thể tham gia tranh chấp đang được đưa ra thảo luận, phân tích nhằm mục tiêu cải tiến, hoàn thiện khung pháp lý về trọng tài tại Việt Nam. Qua thực tiễn, có thể thấy rằng, ngoài các bên trong tranh chấp, yếu tố “bên thứ ba” dần xuất hiện hiện nhiều hơn trong các vụ việc, ở nhiều vai trò khác nhau và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả của phương thức trọng tài và hòa giải. Tuy nhiên, mặc dù vai trò của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp được công nhận, nhưng với xuất phát điểm là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, chi phối bởi thỏa thuận trọng tài giữa hai bên, hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài nào tại Việt Nam cung cấp định nghĩa cụ thể và chi tiết về vai trò và quyền hạn của bên thứ ba, vô hình trung tạo nên những trở ngại nhất định khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài cũng như hòa giải. Sau chuỗi ba hội thảo chuyên đề Diễn đàn thảo luận cuối sẽ tập trung trao đổi về Hoàn thiện các cơ chế về bên thứ ba, thuận lợi hóa quá trình tố tụng trọng tài [Xem thêm] 


Ngày 12/04/2024 (Thứ 6) | Tp. Hồ Chí Minh (trực tuyến và trực tiếp)

PHIÊN TRÙ BỊ & PHIÊN TOÀN THỂ DIỄN ĐÀN HỖ TRỢ PHÁP LÝ ĐẦU TƯ 2024 (KỲ I): ĐẦU TƯ BẰNG HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG – TƯ (PPP) TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh (‘Nghị quyết 98’) chính thức có hiệu lực, mang theo kỳ vọng của chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp về sự cải thiện, thay đổi mạnh mẽ của kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng hiện có, giải quyết các điểm nghẽn còn tồn tại, Nghị quyết 98 đã đưa ra nhiều chính sách mới, cho phép thí điểm những mô hình mới, cách làm mới. Ở góc độ thúc đẩy đầu tư, Nghị quyết 98 đã cho thấy bước đột phát khi đưa ra loạt quy định mới, có sức chi phối đáng kể đối với nhà đầu tư. Với tầm quan trọng đó, Diễn đddafnnawm 2023 đã tiến hành thu thập các đánh giá, đóng góp của nhiều chuyên gia về khuôn khổ quy định của Nghị quyết 98, trong đó tập trung hai vấn đề đáng chú ý là đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và thu hút nhà đầu tư chiến lược vào các dự án xanh.
 
Dựa trên cơ sở đó, Kỳ 1 Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 (ILS Forum 2024) sẽ đi vào bàn luận sâu, chi tiết hơn về các nội dung liên quan đến chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của Tp. Hồ Chí Minh”. Được cấu trúc gồm hai phiên – Phiên trù bị và Phiên toàn thể - ILS Forum 2024 sẽ tập trung khai thác ở góc độ thực tiễn nhu cầu nhà đầu tư và mức độ đáp ứng, phù hợp của chính sách; từ đó, đưa đến một số khuyến nghị, định hướng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cũng như hỗ trợ, nâng cao vị thế của nhóm tư nhân trong việc tham gia dự án PPP. [Xem thêm]

Ngày 19/04/2024 & 20/04/2024 | Hà Nội & Tp. Hồ Chí Minh (Trực tiếp)

KHÓA TẬP HUẤN "KỸ NĂNG HÒA GIẢI VIÊN"

Tiếp nối thành công của các khóa cơ bản, Trung Tâm Hòa Giải Việt Nam hân hạnh giới thiệu Khoá bồi dưỡng Kỹ năng Hoà giải viên (Khóa nâng cao) trong tháng 4 năm 2024. Khóa bồi dưỡng nâng cao sắp tới bao gồm các học phần lý thuyết và thực hành, giúp các học viên hệ thống những kiến thức chuyên sâu về kỹ năng của hòa giải viên trong quá trình hòa giải, từ đó nhằm đúc rút các phương hướng hiệu quả trong hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hòa giải. Các giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng đều là những hòa giải viên và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hòa giải thương mại với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời cũng đã có nhiều năm tham gia giảng dạy về giải quyết tranh chấp chuyên sâu cho luật sư và doanh nghiệp. [Xem thêm]


Ngày 25/04/2024 & 26/04/2024 | Hồ Chí Minh (Trực tiếp)

HỘI THẢO TRỌNG TÀI XÂY DỰNG QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – HICAC 2024

Tiếp nối thành công của chương trình năm 2023, Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Khoa Luật quốc tế Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo Trọng tài Xây dựng quốc tế thành phố Hồ Chí Minh 2024 (HICAC 2024) với chủ đề về "Hợp đồng Xây dựng và Trọng tài quốc tế: Khi các truyền thống pháp luật có sự xung đột". Chương trình diễn ra trong hai ngày với 01 phiên toàn thể, 04 phiên nội dung chuyên sâu với mỗi 02 phiên đồng thời và 03 sự kiện bên lề. [Xem thêm]


Ngày 26/04/2024 | Tp. Hồ Chí Minh

[HICAC 2024 – SỰ KIỆN BÊN LỀ] TOẠ ĐÀM CHIA SẺ THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP XÂY DỰNG BẰNG TRỌNG TÀI

Trong bối cảnh tăng trưởng của nền kinh tế cả nước, lĩnh vực xây dựng đang được xem là một trong những lĩnh vực trọng điểm, có nhiều đột phá và thay đổi thời gian qua. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tranh chấp xây dựng năm 2023 đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước đó, đứng thứ tư trong số các lĩnh vực có tranh chấp được thụ lý giải quyết tại VIAC. Về quy mô và tính chất, có thể nói, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này hầu hết đều có quy mô lớn với nhiều diễn biến, tình tiết phức tạp. Các tranh chấp này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như tranh chấp liên quan đến vấn đề thiết kế, tư vấn, yêu cầu bồi thường do chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, chấm dứt hợp đồng v.v. Theo đó, trong khuôn khổ sự kiện HICAC 2024, VIAC tổ chức Tọa đàm với mong muốn chia sẻ, thảo luận về một số loại tranh chấp phổ biến cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp xây dựng nhìn từ thực tiễn hoạt động tại VIAC. [Xem thêm] 

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI