...

Ấn phẩm điện tử mùa Covid-19 phát hành Tháng 06/2020

19 Tháng 6, 2020

Trong Ấn phẩm này:

CHUYỂN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH COVID-19

Cơ hội nào cho bất động sản trong đại dịch Covid-19?

Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Các nhà đầu tư dự án chỉ có 2 lựa chọn: một là lựa chọn đầu tư vào những dự án thuộc phân khúc bất động sản đã có khung pháp luật ổn định; hai là lựa chọn đầu tư mạo hiểm vào những phân khúc bất động sản còn tồn tại các rủi ro pháp luật. Rủi ro ít thì lợi nhuận thấp, rủi ro nhiều thì có thể mất nhiều hoặc được lớn. Nhà đầu tư khó có thể tự mình khắc phục các rủi ro pháp luật vì đó là việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng luật pháp. 

Nghề luật sư và những trăn trở mùa Covid-19

Luật sư Nguyễn Quốc Vinh - Luật sư thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Các công ty, văn phòng luật phải điều chỉnh để thích nghi. Nhìn từ góc độ phương thức làm việc, để bảo vệ mình cũng như khách hàng, cách tiếp xúc trực tiếp được thay thế bằng việc áp dụng các công cụ điện tử. Thực hiện phương thức làm việc tại nhà (working from home) vấp phải yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng, vì vậy cần có hạ tầng công nghệ thông tin tốt nên “điện toán đám mây” được rất nhiều hãng luật áp dụng giúp giảm thiểu chi phí in ấn, lưu trữ và có thể trích xuất dữ liệu tại bất cứ đâu, tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc tại nhà.

Chiến lược xoay chuyển của ngành dệt may trong cuộc đua với Covid-19

Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM (AGTEK), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh TPHCM, trọng tài viên VIAC.

Điều quan trọng của xuất nhập khẩu là việc xác định thị trường tiềm năng, chính vì vậy khi mặt hàng khẩu trang đang dần được lấp đầy thì đồ bảo hộ lại trở nên khan hiếm trên thế giới. Việt Nam bắt đầu chuyển mình sang thị trường Mỹ là tín hiệu tốt cho việc thích ứng với thực tiễn dịch bệnh. Mới đây, Việt Nam đã xuất lô hàng 450.000 bộ quần áo bảo hộ sang Mỹ và thu hút sự chú ý của dư luận, tạo khởi sắc mới cho ngành sản xuất, xuất khẩu trong bối cảnh thị trường mùa Covid-19 ảm đạm.

Xem xét pháp lý hành vi "xù" hợp đồng dự trữ gạo

Lương Văn Lý – Cố vấn cao cấp Global Vietnam Lawyers – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Theo báo chí, doanh nghiệp gạo từ chối ký hợp đồng chỉ bị chế tài mất đi khoản tiền đã nộp để bảo đảm dự thầu (khoảng từ 01% - 03% giá gói thầu), viện dẫn tại Điều 19 NĐ 63/2014/NĐ-CP. Thực tế, tại khoản 1 Điều 21 NĐ 50/2016, việc không tiến hành thương thảo hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu, đàm phán sơ bộ hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư sẽ bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng. Về nguyên tắc, hoàn toàn có thể đưa vi phạm không ký hợp đồng ra khỏi phạm vi của Điều 19 NĐ 63/2014 để đặt nó trở lại đúng với bản chất của nó là một “vi phạm pháp luật về đấu thầu” theo Điều 90 Luật đấu thầu 2013 (về xử lý vi phạm) và có thể truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm.

Doanh nghiệp gỗ đối mặt với biến động thị trường

Ông Bùi Hữu Thêm - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA)

LS. Lê Thành Kính - Giám đốc Công ty Luật TNHH Lê Nguyễn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Với việc không cân đối được thu - chi, khó khăn về nguồn lực, cơ sở hoạt động, đối tác, nhiều doanh nghiệp gỗ đang tính đến phương án “đường cùng” là phá sản, giải thể doanh nghiệp. Nhưng thủ tục phá sản phức tạp hơn, hậu quả pháp lý của phá sản lại nặng nề hơn rất nhiều so với giải thể nên nếu được lựa chọn thì có lẽ không doanh nghiệp nào “dại dột” mà lựa chọn phá sản.

Kịch bản tái khởi động thị trường bđs khi đại dịch covid-19 đi qua

Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Ông Huy Nam – Chuyên gia thị trường chứng khoán – Trọng tài viên VIAC

 Sau mùa dịch, việc bất động sản có nhanh chóng quay lại đường đua thị trường hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề, một là nghĩa vụ của “giới chức” đầu tư, hai là người đầu tư. Lĩnh vực bất động sản sau dịch có khả năng tiếp tục gặp một số khó khăn từ bên mua và sự “hưng phấn” với thị trường nhà đất sau giải đoạn dịch bệnh cũng giảm xuống.

 

COVID-19 DƯỚI LĂNG KÍNH PHÁP LÝ: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU TÂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

Virus corona_bình luận pháp lý và những điểm doanh nghiệp cần lưu tâm

PGS.TS Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật dân sự trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Trọng tài viên, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 khái niệm là khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, hợp đồng sẽ không thể thực hiện được, còn trong hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì hợp đồng vẫn có thể thực hiện được nhưng giá thành thực hiện cao hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu. BLDS 2015 cho phép các bên có thể thương lượng lại trong hợp đồng, nếu không thương lượng được thì bắt buộc phải đưa ra tòa án hay trọng tài để giải quyết. Khi ra tòa án hoặc trọng tài chỉ có hai khả năng: một là sẽ sửa đổi hợp đồng để cân đối lại lợi ích cho các bên, hai là khi không thể sửa đổi được thì tòa án hoặc trọng tài phải cho chấm dứt hợp đồng đó.

Sự kiện bất khả kháng - những điểm còn "bỏ ngỏ" và góc tiếp cận mới

Luật sư Nguyễn Quốc Vinh - Luật sư thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Một trường hợp khi thỏa mãn 3 điều kiện theo Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 thì dược coi là sự kiện bất khả kháng và được giải trừ nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên DN cũng phải lưu ý như thế nào được gọi là thỏa mãn. Nếu một bên bị ảnh hưởng bởi bất khả kháng nhưng đã phải bỏ chi phí như thuê nhân công, mua nguyên vật liệu, vậy có được yêu cầu bên kia thanh toán? Câu trả lời là hậu quả của sự kiện bất khả kháng là giải trừ nghĩa vụ của cả hai bên. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản là mỗi bên tự chịu cho phần thiệt hại của mình.

Chính sách nhà nước và việc vận dụng các công cụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh covid-19

LS Trương Trọng Nghĩa – Đại biểu Quốc hội, Luật sư điều hành Công ty Luật YKVN, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Toàn bộ những hệ thống công cụ pháp lý trên có tác động rất mạnh mẽ đến việc phòng chống dịch bệnh hiện nay. Nó là hành lang pháp lý và cũng là những định hướng, yêu cầu quan trọng đối với từng công nhân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ hay chấp hành quy trình này.

Điều chỉnh giá cả, chia sẻ rủi ro hợp đồng trong bối cảnh Covid-19

Hồ Kim Minh Châu - Luật sư điều hành Công ty luật Châu Hồ & Partner - TTV Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, vấn đề đàm phán lại để điều chỉnh giá, chia sẻ kinh phí chưa được điều chỉnh bằng quy định cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp được quyền thỏa thuận lại giá hợp đồng, đề nghị san sẻ kinh phí, rủi ro ở mức độ phù hợp.

Covid-19: "Phương thuốc" nào cho hoạt động giải quyết tranh chấp

Phan Gia Quí - Nguyên Chánh Tòa Kinh tế Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Khác với Tòa án, việc hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp được xem xét khi một hoặc các bên có đề nghị xin hoãn gửi đến Hội đồng trọng tài. Để tránh quy trình tố tụng bị ảnh hưởng, Hội đồng trọng tài có quyền xem xét sự chính đáng dựa trên chứng cứ mà bên yêu cầu đưa ra và quyết định. Khi phải đối diện với dịch bệnh, việc tạm dừng giải quyết các tranh chấp sẽ lại tạo thêm cản trở mới cho doanh nghiệp. Chính bởi vậy, an toàn xét xử vẫn cần đi đôi với kịp thời, chất lượng để xoa dịu phần nào nỗi lo của các thương nhân.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nhận định về vấn đề khôi phục kinh tế sau đại dịch 

Trần Du Lịch – Đại biểu Quốc hội – Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Nền kinh tế hiện thời là nền kinh tế toàn cầu hóa, giao thương mở rộng, hội nhập mạnh mẽ, sự không tương đồng trong quá trình khống chế ảnh hưởng của dịch bệnh của các quốc gia sẽ khiến việc dự đoán mức độ phục hồi kinh tế không chuẩn xác. Chính bởi vậy, còn quá sớm để chúng ta có thể đưa ra nhận định về mức độ phục hồi hay đánh giá ngành nào phục hồi tốt hơn ngành nào.

Tiếp sức doanh nghiệp: Giảm tiền thuê đất hữu hiệu hơn giảm thuế GTGT

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam và cũng là trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Khi giảm thuế, cần nhìn về hai góc độ: doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Nếu như doanh nghiệp chỉ có cân đối thu chi trong chính doanh nghiệp của mình, thì Nhà nước càng phải đảm bảo việc cân đối thu chi cho thị trường Việt Nam. Việc giảm 50% tiền thuê đất sẽ hợp lý và có lợi hơn giảm về thuế GTGT. Chính phủ đang tiến hành trình Quốc hội sửa đổi một số nội dung liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các đối tượng này được đề xuất giảm thuế suất từ 20% xuống 15-17%, đối với các doanh nghiệp chuyển đổi từ Hộ kinh doanh cá nhân sang Doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp này sẽ được xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài năm.

Chuyển đổi số: Tìm lời giải để ngành luật bắt kịp xu hướng chung

TS Nguyễn Tuấn Hoa - Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Viện Kinh tế xanh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Luật sư Châu Huy Quang - Luật sư thành viên Rajah&Tann LCT Lawyers, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Để thực sự hiệu quả, chuyển đổi số nên được thực hiện đồng loạt, tuy nhiên, với tính chất đặc thù, việc chuyển đổi số trong ngành luật gặp không ít khó khăn. Hoạt động tư pháp xét xử vốn có yêu cầu nghiêm ngặt về trình tự theo luật định, bởi thế bất kỳ thay đổi nào, trong đó có chuyển đổi số cần có một khung pháp lý điều chỉnh phù hợp.

 

Thông tin chi tiết và tải về vui lòng truy cập tại đây.

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI