Hội nghị trực tuyến | Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh mới
18 Tháng 10, 2021Là Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới với nhiều tiêu chuẩn cao và cam kết sâu rộng, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã mang lại nhiều kỳ vọng cho doanh nghiệp về quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và EU nói chung cũng như cơ hội cho từng doanh nghiệp nói riêng. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đối tác tại thị trường EU cắt giảm đơn hàng do nhu cầu giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng hiện nay, EVFTA vẫn được xem là giải pháp đáng kỳ vọng, làm thúc đẩy ngành xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đối mặt với những rào cản kỹ thuật đến từ các nước phát triển như EU, doanh nghiệp Việt Nam cần vạch ra hướng đi khôn ngoan giúp tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường đầy tiềm năng này.các sản phẩm trên thị trường đầy tiềm năng này.
Lớp đào tạo | Chế tài bồi thường thiệt hại hợp đồng và một số lưu ý cho doanh nghiệp
12 Tháng 10, 2021Công tác kiểm soát dịch tại nhiều địa phương hiện đã có những tín hiệu tích cực, cộng đồng doanh nghiệp cũng rất mong muốn bước vào quá trình khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc “nhập cuộc” trở lại cũng khiến doanh nghiệp đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh các quan hệ hợp đồng trong thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Theo đó các hiện tượng vi phạm hợp đồng cũng diễn ra nhiều hơn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một quy định hợp lý thể hiện rõ chức năng là một chế tài dân sự trong quan hệ hợp đồng khi mà hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt. Bên cạnh đó, với 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm điểm của dòng chảy thương mại toàn cầu. Vì vậy việc các doanh nghiệp cần nắm rõ những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và quốc tế nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại và khôi phục lại những giá trị vật chất đã bị mất.
Khóa đào tạo trực tuyến 'Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại"
11 Tháng 10, 2021Cùng với sự gia tăng các hoạt động đầu tư, kinh doanh và giao thương quốc tế, doanh nghiệp sẽ luôn phải đặt mình trong tâm thế có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng đối mặt, giải quyết các rủi ro pháp lý dẫn đến phát sinh tranh chấp không mong muốn. Để giải quyết các tranh chấp này, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng rõ nét trong tìm kiếm các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) bên cạnh phương thức truyền thống và tòa án. ADR được biết tới với đặc trưng linh hoạt, hiệu quả cả về thời gian, chi phí và ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Chính phủ, vì thế, cũng đã quan tâm và ban hành các văn bản pháp luật tạo dựng và tiến tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp này (trọng tài thương mại, hòa giải thương mại) để thúc đẩy ADRs phát triển, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tọa đàm "Kinh doanh trong thời kỳ mới – Hỗ trợ doanh nghiệp tái khởi động và phục hồi"
07 Tháng 10, 2021Đợt dịch thứ 4 trong năm 2021 diễn ra hầu hết khắp cả nước, nhất là tại các trung tâm kinh tế, tác động hết sức tiêu cực, chỉ số xuất khẩu tiếp tục duy trì khá và tiêu dùng nội địa gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh vấn đề về nhân sự, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt các vi phạm và thiệt hại phát sinh từ hợp đồng. Mặc dù doanh nghiệp đã đưa ra các phương án ứng phó bằng cách thay đổi phương thức vận hành và cơ cấu tổ chức, song vẫn tồn đọng những rủi ro ở các hợp đồng đã được ký kết trong giai đoạn này. Theo số liệu thống kê cho thấy ba tháng vừa qua, vùng ĐBSCL có gần 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường tạm dừng kinh doanh, ngừng hoạt động và giải thể (chiếm 20%). Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì Việt Nam có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tất cả những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt khiến việc tái khởi động và phục hồi cho các doanh nghiệp trở thành nhu cầu thiết yếu và được ưu tiên hàng đầu.
Lớp đào tạo "Hướng dẫn doanh nghiệp Ngành Nông, Thuỷ sản khắc phục khó khăn trong bối cảnh Covid-19"
21 Tháng 9, 2021Với làn sóng Covid-19 lần thứ tư, hầu hết hoạt động trong các lĩnh vực đều bị ngưng trệ, trong đó xuất nhập khẩu là một trong các ngành nghề đang gánh chịu nhiều khó khăn nhất. Theo số liệu của tổng cục thống kế, ước tính đến tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm liên tục so với hai tháng trước; kim ngạch nhập khẩu có tăng nhưng mức tăng không cao, chỉ tăng 0.8% so với tháng trước. Đối với phân khúc các sản phẩm về nông, thủy sản, theo đánh giá từ các chuyên gia, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm đang gặp không ít trở ngại. Các trở ngại phát sinh từ việc vận chuyển, chất lượng, số lượng hàng hóa không đảm bảo,…đã và đang tạo nên áp lực lớn cho các thương nhân.
Khoá đào tạo trực tuyến "Hướng dẫn và lưu ý về một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng"
09 Tháng 9, 2021Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, việc thỏa thuận các điều khoản liên quan đến việc lựa chon các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chưa phù hợp đã phát sinh nhiều vấn đề. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi chưa có sai phạm, các bên thường ít chú tâm đến các điều khoản này; chỉ đến khi tranh chấp phát sinh, doanh nghiệp mới phát hiện ra các điểm thiếu sót dẫn đến bất lợi cho mình.
Toạ đàm "Giải pháp cho Doanh nghiệp Xuất khẩu trong tiến trình chuyển đổi số"
08 Tháng 9, 2021Đại dịch Covid-19 với diễn biến ngày một phức tạp đã dẫn đến những thiệt hại, tác động to lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam, một trong số những hệ quả nghiêm trọng nhất mà dịch bệnh gây ra đó chính là sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) bị đình trệ. Với trở ngại này, doanh nghiệp XNK buộc phải có những biện pháp nhằm thích nghi kịp thời và giải quyết các vấn đề liên quan đến trao đổi hàng hóa. Một trong những biện pháp hiện nay đang được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng chính là xây dựng và đẩy nhanh tiến trình ứng dụng công nghệ số. Việc chuyển đổi số kịp thời sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, giữ được nhịp độ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh. Để quá trình chuyển đổi số hiệu quả, bên cạnh việc có một chiến lược hợp lý, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, chẳng hạn: thiếu sự nhất quán trong quy định đối với thông điệp dữ liệu định dạng, xác thực danh tính,…Việc hiểu và sớm nhận diện được các vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình chuyển đổi số sẽ góp phần giúp doanh nghiệp có được một mô hình chuyển đổi số phù hợp, đúng hướng.