Trong thời gian gần đây, việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang trở thành một trong những vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của xã hội. Trên thế giới hiện nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã và đang hướng đến những phương thức giải quyết tranh chấp mới, với nhiều ưu điểm nổi trội như hòa giải hoặc trọng tài thương mại.
Với mong muốn tạo một diễn đàn thông tin chuyên sâu, trao đổi cởi mở về các phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả bên cạnh phương thức tòa án truyền thống, VIAC phối hợp cùng Tổ chức tài chính quốc tế IFC tổ chức hội thảo “Benefits and Challenges of Using ADR[1] for Banking Disputes”, thông tin cụ thể như sau:
-----
Thời gian: 08h30, Thứ Ba ngày 06/06/2017
Địa điểm: Hội trường 1, tầng 7 tòa nhà VCCI (8 tầng)
Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Việt, Có phiên dịch
-----
Đơn vị tổ chức
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
Tổ chức trọng tài thương mại tiên phong trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam. Với hơn 50 năm phát triển cùng đội ngũ hơn 150 trọng tài viên, VIAC đã giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp kinh doanh thương mại với các bên đến từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổ chức tài chính quốc tế IFC
Thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân. IFC giúp các nước đang phát triển tăng trưởng bền vững thông qua đầu tư tài chính, huy động vốn từ các thị trường tài chính quốc tế, và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và chính phủ.
Trân trọng kính mời quý Doanh nghiệp cử cán bộ phụ trách pháp chế và/hoặc các bộ khác có liên quan tới tham dự Hội thảo. Để công tác tổ chức được chu đáo, xin vui lòng gửi thông tin đăng ký tham dự với đ/c Phạm Thu Hương (điện thoại: 0948.065.409, email: info@viac.org.vn) trước ngày 05/06/2017).
Tiến sỹ Michael Hwang
Tiến sĩ Michael Hwang hiện đang làm việc với tư cách Luật sư và Trọng tài viên, với lĩnh vực chuyên sâu là trọng tài quốc tế và hòa giải. Ông đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý. Các lĩnh vực thực tiễn của ông bao gồm ngân hàng, tài chính, doanh nghiệp, bất động sản, sở hữu trí tuệ, trách nhiệm ngoài hợp đồng, luật hình sự, luật hành chính, luật hôn nhân và gia đình cũng như giải quyết tranh chấp và giao dịch thương mại. Đáng chú ý, năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên pháp lý của Toà án Tối cao Singapore. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã giải quyết phần lớn các vụ kiện tụng dân sự, và 18 phán quyết của ông được đưa vào Báo cáo Luật Singapore. Một số phán quyết này đã được trích dẫn với sự chấp thuận của các tòa án khác và các nhà bình luận học thuật.
Ông đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Thương mại Quốc tế (ICCA); Phó Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài của Hiệp hội Quốc tế (IBA); Phó Chủ tịch Tòa án Trọng tài Quốc tế của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Đồng thời, ông cũng từng là thành viên của Toà án Trọng tài Trọng tài Quốc tế London (LCIA); Thành viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Dubai (DIAC); Thành viên Hội đồng của Hội đồng Trọng tài Quốc tế về Thể thao và là thành viên của Toà án Trọng tài Thường trực (The Hague). Hiện nay, ông đang tham gia Hội đồng Thành viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) và Hội đồng Cố vấn của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC).
Luật sư Trương Thanh Đức
Luật sư Trương Thanh Đức hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), được biết đến là chuyên gia uy tín với 30 năm kinh nghiệm luật sư tư vấn chuyên nghiệp về lĩnh vực kinh tế - ngân hàng. Là một cây đại thụ về lĩnh vực pháp chế và nghiệp vụ ngân hàng, Luật sư Trương Thanh Đức đã từng đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Maritime Bank và Giám đốc Pháp chế nhiều Ngân hàng trong suốt 19 năm gây dựng sự nghiệp pháp chế cho ngành Ngân hàng; là tác giả của hệ thống quy chế, quy định, quy trình, mẫu biểu nghiệp vụ trọng yếu mà VIB, Maritime Bank và nhiều ngân hàng khác hiện đang sử dụng.
Được đánh giá là một trong những nhà nghiên cứu, phản biện thực tế, sâu sắc và hiệu quả nhất về các vấn đề pháp lý kinh tế, ngân hàng, ông Đức đã được Bộ Tư pháp mời tham gia Hội đồng thẩm định nhiều Luật và Nghị định. Ngoài ra, Luật sư Trương Thanh Đức còn là Giảng viên tham gia giảng dạy tại các cơ sở, chương trình đào tạo về pháp luật kinh tế, ngân hàng.
Là một luật sư không ngừng cống hiến, phục vụ cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, ôngđã được Bộ Tư pháp trao tặng danh hiệu “Luật sư vì cộng đồng” năm 2012 (danh hiệu vàng gần nhất được trao cho các hãng luật và luật sư tiêu biểu nhất của cả nước) và “Gương sáng Tư pháp” năm 2015.
Ông Phan Trọng Đạt
Ông Phan Trọng Đạt hiện là Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Thư ký – Hội đồng khoa học pháp lý VIAC. Ông Phan Trọng Đạt đã có gần mười năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực trọng tài và hòa giải thương mại. Ông đã và đang làm việc chặt chẽ với hàng trăm hội đồng trọng tài tại VIAC, đồng thời vẫn tiếp tục trau dồi kiến thức thực tế về trọng tài thương mại. Đặc biệt, ông là đồng quản lý của dự án lớn nhất về “Tăng cường sử dụng trọng tài tại Việt Nam” (2005-2010), dự án đã đóng góp vô cùng lớn cho sự phát triển hiện tại của trọng tài ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn có nhiều đóng góp trong việc soạn thảo các ấn phẩm như phiên bản Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC (năm 2012, năm 2017), các Tuyển tập phán quyết trọng tài, ấn phẩm “Giải quyết tranh chấp hợp đồng – Những điều doanh nhân cần biết” (năm 2015) cũng như có nhiều bài phân tích, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
Ông Đạt còn là một diễn giả và giảng viên (thỉnh giảng) chuyên nghiệp về thủ tục trọng tài và kĩ năng giải quyết tranh chấp tại các hội nghị và khóa tập huấn được tổ chức tại các trường đại học luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng thương mại Hoa Kỳ, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, VCCI, v.v…