...

[Tp.HCM] Hội thảo Quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hoạt động hòa giải thương mại

28 Tháng 10, 2019

Nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp những quy định hiện hành của Việt Nam về cơ chế giải quyết tranh chấp nói trên cũng như bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng hòa giải thương mại trên thế giới, VIAC phối hợp cùng Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo Quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hoạt động hòa giải thương mại, thông tin cụ thể như sau:

Thời gian        : 08 giờ 00 phút, Thứ Tư, ngày 07 tháng 03 năm 2018

Địa điểm         : Phòng Ball Room 1, Tầng 3, Khách sạn Sheraton Saigon

                          Số 88 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Ngôn ngữ       : Tiếng Anh và Tiếng Việt, có phiên dịch.

Phí tham dự     : Miễn phí

Chương trình : Vui lòng xem tài liệu đính kèm

VIAC trân trọng kính mời quý Doanh nghiệp dành thời gian tới tham dự chương trình. Để công tác chuẩn bị được chu đáo, quý vị vui lòng gửi đăng ký tới anh Trần Việt Phương (điện thoại: 0969.232.109, email: phuong.tran@viac.org.vn) hoặc đăng ký tham dự qua đường link trực tuyến trước 10h00 ngày 06/03/2018.

Rất mong được đón tiếp đại diện của quý Doanh nghiêp.

Trân trọng./. 

________________

*Chương trình chi tiết:

 

08:00 – 8:30

Đón tiếp đại biểu

08:30 – 08:50

Khai mạc

Ông Vũ Xuân Phong, Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

Bà Nina Mocheva, Chuyên gia Tài chính cấp cao, Bộ phận Nâng cao tính sáng tạo, cạnh tranh và Phát triển thị trường tài chính, Nhóm Ngân hàng Thế giới

08:50 – 09:30

Các quy định về hòa giải thương mại trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Đại diện Tòa Kinh tế, Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh

09:30 – 09:50

Giới thiệu Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại

Đại diện Bộ Tư Pháp

09:50 – 10:05

Hỏi đáp

10:05 – 10:15

Nghỉ giải lao

10:15 – 10:35

Giới thiệu Bộ quy tắc dành cho hòa giải viên của VIAC

Ông Phan Trọng Đạt, MCIArb, Phó Tổng thư ký, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

10:35 – 10:55

Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động hòa giải và bài học cho Việt Nam

  • Hòa giải – Trọng tài (Med-arb) và phương thức áp dụng khi thỏa thuận hòa giải thành được chuyển đổi thành phán quyết trọng tài;
  • Tác động của hòa giải trong việc khắc phục các hạn chế của pháp luật về thực thi phán quyết tại tòa án
  • Áp dụng thủ tục sử dụng các bằng chứng/thông tin được trao đổi trong quá trình hòa giải cho các thủ tục tố tụng tại tòa tiếp theo
  • Các quy định về công bố thông tin và thẩm quyền của hòa giải viên gặp các bên một cách độc lập trong pháp luật Việt Nam và trong Bộ luật mẫu của UNCITRAL
  • Sự khác biệt của hoạt động hòa giải tại Tòa án và hòa giải được quy định tại Nghị định 22

Bà Nina Mocheva, Chuyên gia Tài chính cấp cao, Bộ phận Nâng cao tính sáng tạo, cạnh tranh và Phát triển thị trường tài chính, Nhóm Ngân hàng Thế giới

10:55 - 11:30

Kinh nghiệm thực tiện từ hòa giải thương mại tại Anh và Mỹ

Giáo sư Hiro Aragaki, Hòa giải viên quốc tế, Giáo sư Luật, thành viên FCIArb, giảng viên Trường Luật của Los Angeles và Phó giáo sư nghiên cứu của Trường  SOAS, Đại học London

11:30 – 12:00

Thảo luận và hỏi đáp

12:00 – 12:10

Bế mạc

Ông Vũ Xuân Phong, Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

Bà Nina Mocheva, Chuyên gia Tài chính cấp cao, Bộ phận Nâng cao tính sáng tạo, cạnh tranh và Phát triển thị trường tài chính, Nhóm Ngân hàng Thế giới

12:10 – 14:00

Ăn trưa

 

 

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI