...

Hội thảo trực tuyến Hậu hòa giải thành: Tự nguyện và Cưỡng chế thi hành

28 Tháng 11, 2020

Khả năng thi hành Văn bản thỏa thuận hòa giải thành là yếu tố mà luật sư, doanh nghiệp… quan tâm khi lựa chọn sử dụng phương thức hòa giải. Vì vậy, bên cạnh cơ chế tự nguyện, để bảo đảm khả năng thi hành Văn bản thỏa thuận hòa giải thành, pháp luật Việt Nam đã có cơ chế để một hoặc các bên yêu cầu công nhận Văn bản thỏa thuận hòa giải thành tại Tòa án theo Chương 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; và trên bình diện quốc tế sẽ theo Công ước Singapore về Hòa giải có hiệu lực từ ngày 12 tháng 9 năm 2020.

Để giúp cộng đồng doanh nghiệp, luật sư, chuyên gia có thêm thông tin về giai đoạn sau khi các bên đạt được Văn bản hòa giải thành, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Hậu hòa giải thành: Tự nguyện và Cưỡng chế thi hành”.

*Thông tin chung:

*Nội dung:

  • Thảo luận về Thủ tục công nhận thỏa thuận hòa giải thành ngoài tòa án theo quy định tại Chương 33 Bộ Luật tố tụng 2015 và Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại
  • Công ước Singapore về Hòa giải: Nội dung, ý nghĩa và đánh giá tác động đối với Việt Nam

*Diễn giả:

Chương trình được điều phối bởi Ông Phan Trọng Đạt – Phó Giám đốc thường trực, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), với sự tham gia của các diễn giả:

  • Nguyễn Mạnh Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Phòng ADR Việt Nam (ADR Vietnam Chambers LLC), Hòa giải viên VMC;
  • Nguyễn Trung Nam – Phó Giám đốc VMC, Luật sư sáng lập Công ty Luật TNHH Tinh Tú (EP Legal).

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI