Diễn đàn khoa học về Trọng tài – Hòa giải 2024: Bên thứ ba và các tác động với quy trình tố tụng trọng tài
28 Tháng 2, 2024Qua thời gian, hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói riêng và bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) nói chung dần khẳng định được tính hiệu quả đối với cộng đồng doanh nghiệp. Tỷ lệ các tranh chấp được giải quyết thông qua trọng tài, hòa giải có xu hướng tăng lên rõ rệt với tổng số vụ được thụ lý tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo thống kế lên đến gần 450 vụ, với hầu hết các tranh chấp đều có giá trị lớn, phát sinh từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hội nghị "Triển vọng và giải pháp thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu và các xu hướng mới"
28 Tháng 2, 2024Kể từ ngày 01/01/2024, Việt Nam chính thức áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu với mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu là 15%, áp dụng từ năm tài chính 2024. Chính phủ cũng đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Với mong muốn giúp cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá những cơ hội và thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài và các chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài khi Thuế tối thiểu toàn cầu đi vào thực thi, từ đó đề ra các giải pháp cho hoạt động thu hút và hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chức Hội nghị “Triển vọng và giải pháp thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu và các xu thế mới”.
Cuộc thi “Vietnam CISG Pre-Moot 2024”
22 Tháng 12, 2023Trải qua năm mùa thi, Vietnam CISG Pre-Moot đã trở thành hoạt động được mong chờ mỗi năm của các bạn sinh viên chuyên ngành luật trên cả nước. Năm 2024, cuộc thi chính thức khởi động mùa thứ sáu với chủ đề xoay quanh lĩnh vực bảo mât thông tin trong kinh doanh và tiếp tục được tổ chức theo hình thức phiên tòa trọng tài giải định, trong đó bám sát nội dung của Công ước Viên của Liên hợp quốc về Mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (Công ước Viên 1980). Được biết đến là một cuộc thi dành cho các bạn sinh viên đang theo học và có đam mê về luật, Trường Đại học Ngoại thương, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và các đơn vị đồng hành khác hy vọng cuộc thi năm nay tiếp tục là sân chơi trí tuệ bổ ích để các bạn sinh viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi cũng như trau dồi thêm về kiến thức và kỹ năng pháp lý.
Hội thảo "Phát triển năng lượng tái tạo nhìn từ quy hoạch điện VIII: Khai thác dưới góc độ quy định pháp luật và thực tiễn"
20 Tháng 12, 2023Ngày 15/5/2023, Thủ tướng chính thức ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII), mở ra không gian mới để ngành năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ. Điều này thể hiện tinh thần kiên định với mục tiêu hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Tuy Quy hoạch điện VIII đã tạo lập được một hành lang pháp lý cơ bản, hiện nay việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo của nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nguyên nhân chính đến từ sự thiếu hụt các quy định và hướng dẫn cụ thể.
Hội thảo về chiến lược giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Trọng tài quốc tế và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế
18 Tháng 12, 2023Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được công bố tháng 10/2023 mới đây, Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực kinh tế phát triển năng động dù viễn cảnh kinh tế thế giới tiếp tục được dự đoán đứng trước nhiều thách thức trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực hiện có nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết và đã đi vào thực thi, góp phần thúc đẩy thể chế hóa khu vực, tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư giữa các quốc gia; đồng thời, thu hút sự quan tâm và là điểm sáng trên trục phát triển của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy vậy, với vị thế là khu vực tiềm năng và hấp dẫn đầu tư, Châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận số lượng giao dịch ngày càng lớn, kèm theo sự gia tăng về giá trị, quy mô của các giao dịch, cũng như các rủi ro pháp lý tiềm ẩn và nguy cơ phát sinh tranh chấp. Theo đó, việc xây dựng, phát triển và ứng dụng hiệu quả các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) bên cạnh các cơ chế truyền thống đối với tranh chấp phát sinh từ các giao dịch quốc tế là một nhu cầu cấp thiết.
Toạ đàm giải quyết tranh chấp quốc tế trong bối cảnh hậu đại dịch: Xu thế và thách thức
12 Tháng 12, 2023Sau đại dịch COVID-19, thương mại quốc tế có sự phục hồi và tăng trưởng mạnh, với số lượng và giá trị các giao dịch ngày càng tăng. Do đó, số lượng những vụ tranh chấp cũng xuất hiện ngày càng nhiều với sự gia tăng về mức độ phức tạp. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng, quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp hiệu quả thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs), đặc biệt là hòa giải và trọng tài. Để có thể sử dụng những phương thức này hiệu quả, các doanh nghiệp cũng như những người sử dụng ADRs không chỉ cần nắm vững những kiến thức, kỹ năng nền tảng, cơ bản, mà còn cần phải cập nhật các xu hướng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.
Lớp bồi dưỡng: Các vấn đề cần lưu ý trong giao kết và thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa – Lưu ý từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại VIAC
21 Tháng 11, 2023Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, các giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là mua bán hàng hóa xuyên biên giới ngày càng gia tăng về số lượng và giá trị giao dịch. Sự phát triển này là một tín hiệu tích cực, nhưng đồng thời, cũng đặt ra thách thức với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi các giao dịch mua bán hàng hóa ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý có thể dẫn đến phát sinh tranh chấp. Chính vì vậy, để hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp cần thận trọng khi giao kết và thực hiện hợp đồng, đồng thời, nắm vững những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phòng ngừa và giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhằm giúp các doanh nghiệp, luật sư tiếp cận kiến thức và thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Khóa bồi dưỡng Các vấn đề cần lưu ý trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa – Lưu ý từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại VIAC
Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư cho nhà đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
06 Tháng 11, 2023Là đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu luôn là điểm đến được nhiều nhà đầu tư tiềm năng “chọn mặt gửi vàng”. So với các khu vực khác, Thành phố Hồ Chí Minh được phép triển khai nhiều cơ chế đặc thù tương thích với quy mô và định hướng phát triển của Thành phố. Có thể đánh giá, đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại nước ra chưa ổn định và thay đổi, cải cách từng ngày từng giờ.
Khóa tập huấn về ban ngăn ngừa phân xử tranh chấp do Hội Pháp luật Việt Nam (SCLVN) tổ chức
01 Tháng 12, 2023Trong thời gian vừa qua, ngành xây dựng Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc phát triển và mở rộng các hoạt động xây dựng. Tuy vậy, kèm theo đó là sự gia tăng các tranh chấp trong xây dựng. So với, Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Ban ngăn ngừa phân xử tranh chấp (DB, DAB, DAAB) được sử dụng trong ngành xây dựng ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vì đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động xây dựng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của dự án. Trong những dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, vốn đầu tư nước ngoài, hoặc các dự án đấu thầu quốc tế thì việc áp dụng Ban ngăn ngừa phân xử tranh chấp ngày càng phổ biến. Tuy vậy, các Bên tại Việt Nam, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu, thường thiếu thông tin và kinh nghiệm khi áp dụng mô hình Ban ngăn ngừa phân xử tranh chấp này.