Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trong đó có sự hỗ trợ của hòa giải viên đóng vai trò trung gian giữa các bên. Hình thức hòa giải được kỳ vọng sẽ trở thành một xu hướng giải quyết tranh chấp được ưa chuộng trong tương lai gần tại Việt Nam, bởi những ưu điểm nổi bật của nó. Hòa giải sẽ tạo cơ hội cho các bên tránh phải thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp, giúp các bên nhanh chóng tìm được tiếng nói chung và tránh tốn kém về chi phí và thời gian.
Tuy nhiên hiện nay, hòa giải thương mại vẫn còn khá mới và dường như chưa được quan tâm, hiểu đúng về tính hiệu quả của phương thức này. Bên cạnh việc khung pháp lý về hòa giải vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện và chưa hội nhập với các cam kết quốc tế, việc sử dụng phương thức hòa giải còn phụ thuộc vào nhận thức và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như sự hỗ trợ của giới chuyên môn.
Với mong muốn mang đến một diễn đàn cởi mở để thảo luận về hiện tại và tương lai hòa giải thương mại tại Việt Nam, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Hòa giải thương mại tại Việt Nam – Cần bao lâu để phát triển?”, thông tin cụ thể như sau:
Đơn vị tổ chức:
Diễn giả:
Chương trình được điều phối bởi Ông Phan Trọng Đạt – Phó Giám đốc thường trực, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), với sự tham gia của các diễn giả:
Ls. Đinh Ánh Tuyết – Trưởng Văn phòng Luật sư IDVN. Hòa giải viên VMC;
Ls. Nguyễn Trung Nam – Thành viên sáng lập Công ty Luật TNHH Tinh Tú (EP Legal), Phó Giám đốc thường trực VMC;
Ls. Đinh Quang Thuận – Luật sư thành viên Global Vietnam Lawyers, Hòa giải viên VMC;
Ls. Dương Quốc Thành – Luật sư thành viên Công ty Luật DIMAC, Hòa giải viên VMC.