
Tai sao gọi "Bên trái" của tàu biển là "Port" và "Bên phải" là “Starboard"?
05 Tháng 2, 2021Mạn trái (Port) và mạn phải (Starboard) của tàu biển có nghĩa là gì? Hầu hết các bạn có thể đã nghe thuật ngữ Bên trái (Mạn trái) và Bên phải (Mạn phải) liên quan đến tàu biển. Đây thực sự là những thuật ngữ hàng hải dùng để chỉ phía bên trái và phía bên phải của con tàu khi bạn đang nhìn từ phái sau hướng về phía Mũi tàu (phía trước của con tàu - còn được gọi là Fore). Phần phía sau của con tàu được gọi là Stern (còn có tên khác là Aft). Có nhiều câu trả lời về lịch sử của tên gọi Port & Starboard như được nêu dưới đây.

Các điểm mới quan trọng của quyền cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 2020
04 Tháng 2, 2021Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (“LDN 2020”) được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2020 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2020 với nhiều nội dung sửa đổi trọng yếu so với Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (“LDN 2014”). Nhìn lại quá trình ban hành và thực thi LDN 2014, phải ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong việc tạo dựng hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, đặc biệt là cổ đông trong công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế phát triển. Thực tế trong thời gian vừa qua, số lượng các vụ tranh chấp giữa (các) cổ đông nắm một số lượng cổ phần nhất định và người quản lý ngày càng tăng, đặc biệt liên quan đến quản trị doanh nghiệp, công khai minh bạch giao dịch với người có liên quan. LDN 2020 đã có một số thay đổi đáng lưu ý về quyền cổ đông trong công ty cổ phần nhằm tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong loại hình doanh nghiệp này. Dưới đây là tóm tắt một số điểm đổi mới đáng lưu ý của LDN 2020 so với LDN 2014 về vấn đề này.

Sửa Luật Đất đai – “chìa khóa” phát triển
03 Tháng 2, 2021Chính sách, pháp luật đất đai vẫn luôn là chìa khóa để phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất cao trong vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
.jpg)
Tạo đà bứt phá
03 Tháng 2, 2021Ông Nguyễn Đình Cung, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhấn mạnh, yếu tố quyết định đến động lực tăng trưởng cho giai đoạn 2021-2020 sẽ là chất lượng thể chế và việc phân bổ các nguồn lực.

Điều kiện tiếp cận thị trường cho Nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2020 và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam
03 Tháng 2, 2021Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 quy định nhiều điểm mới liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Một trong những điểm mới nổi bật, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao đó là việc các nhà làm luật đã thay đổi cách tiếp cận về điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào phân tích điểm mới quan trọng này và dự liệu tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.

Bảy mục tiêu chiến lược
03 Tháng 2, 2021Thành công kép trong 2 lĩnh vực – y tế và kinh tế - đặt ra một câu hỏi lớn, liệu có thể tạo đà cho các lĩnh vực khác để Việt Nam thừa thắng xông lên, bứt tốc, đột phá để vượt bẫy thu nhập trung bình, vượt cảnh “chưa giàu đã già” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” được hay không? Vậy các mục tiêu kép ở đây là gì?

Hủy phán quyết trọng tài vì vi phạm thủ tục tố tụng: Đâu là sự khác biệt giữa Công ước New York và Công ước ICSID?
15 Tháng 1, 2021Trong hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế, các bên tranh chấp thường tìm đến trọng tài như là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án – cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia bởi vì trọng tài có thể là phương thức tối ưu cho phép các bên tranh chấp, bằng văn bản, ghi nhận tối đa quyền lựa chọn một hoặc một vài cá nhân, không nhân danh cơ quan nhà nước, không nhân danh quyền lực nhà nước (có thể gọi là các bên tư nhân) để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, để phòng ngừa khả năng trọng tài “tư nhân hóa” công bằng xã hội,[1] Công ước New York và Công ước ICSID xác lập nguyên tắc nguyên tắc hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết đó được ban hành bởi hội đồng trọng tài vi phạm thủ tục tố tụng. Vấn đề đặt ra là vi phạm quy tắc tố tụng nào và vi phạm ở mức nào thì phán quyết trọng tài thương mại, đầu tư sẽ bị hủy. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích lý luận và thực tiễn về việc hủy phán quyết trọng tài do vi phạm thủ tục tố tụng theo Công ước New York và Công ước ICSID.

Sử dụng nhân chứng chuyên gia trong trọng tài quốc tế - Các bên cần cân nhắc để tránh bất lợi
15 Tháng 1, 2021Dù lựa chọn đưa tranh chấp ra trọng tài hay Toà án để giải quyết, khi một bên trong tranh chấp có nghĩa vụ phải chứng minh cho các quan điểm, lập luận hay yêu cầu của mình thì nghĩa vụ chứng minh thường được thực hiện bằng việc trình ra trước Hội đồng trọng tài (HĐTT) hay Hội đồng xét xử các chứng cứ ở nhiều dạng thức khác nhau: chứng cứ văn bản, dạng dữ liệu điện tử, bản ghi âm, ghi hình, lời chứng của nhân chứng, vv..vv. Trong thực tiễn trọng tài quốc tế, đặc biệt là ở các vụ tranh chấp phức tạp, một loại chứng cứ thường xuyên được các bên sử dụng để thuyết phục HĐTT chấp nhận quan điểm/yêu cầu của họ đó là lời chứng/báo cáo của “nhân chứng chuyên gia” (expert witness).

Trọng tài thương mại và CMCN 4.0: Thỏa thuận trọng tài được xác lập bằng truy cập website (browse-wrap) và nhấp chuột (click-wrap) - Giá trị pháp lý và thực tiễn áp dụng
15 Tháng 1, 2021Ngày nay, nền kinh tế số ngày càng phát triển, thỏa thuận điện tử trên các trang mạng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, giá trị pháp lý của việc xác lập các điều khoản và điều kiện dịch vụ khi truy cập website (browse-wrap) và nhấp chuột (click-wrap), được đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây phân tích một số khía cạnh pháp lý của giao kết thỏa thuận trực tuyến, đặc biệt là việc xác lập thỏa thuận trọng tài thông qua các hình thức browse-wrap và click-wrap.