Hãy để chúng tôi giải đáp những thắc mắc của bạn
Bạn có thể dựa vào các chủ đề dưới đây để tìm câu trả lời
Bạn có thể dựa vào các chủ đề dưới đây để tìm câu trả lời
Theo Khoản 1 Điều 32 Quy tắc VIAC, Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập Phán quyết trọng tài;
b) Tên, địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;
c) Tên của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất;
d) Tóm tắt Đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp; tóm tắt Đơn kiện lại và các vấn đề tranh chấp (nếu có);
đ) Căn cứ lập Phán quyết trọng tài, trừ khi các bên thỏa thuận không cần nêu căn cứ trong Phán quyết trọng tài;
e) Kết quả giải quyết vụ tranh chấp;
g) Thời hạn thi hành Phán quyết trọng tài;
h) Phân bổ phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.
Cơ chế sửa chữa và giải thích Phán quyết trọng tài; lập Phán quyết trọng tài bổ sung được quy định tại Điều 33 Quy tắc VIAC, cụ thể như sau:
“Điều 33. Sửa chữa và giải thích Phán quyết trọng tài; lập Phán quyết trọng tài bổ sung
Để biết trình tự thi hành phán quyết trọng tài các bên cần xác định phán quyết trọng tài sẽ được thi hành tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Trường hợp thi hành tại Việt Nam
Theo Khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại, nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Trọng tài thương mại, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết là cơ quan có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Như vậy, để tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài phải làm Đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài và nộp tại cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết trọng tài. Để xác định nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên cần dựa vào phán quyết trọng tài, trong đó chỉ rõ nơi lập phán quyết trọng tài. Ví dụ: Nếu phán quyết trọng tài ghi nơi lập phán quyết trọng tài là tại Hà Nội thì Đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài sẽ được nộp tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội (Địa chỉ: 142 Trần Phú, Văn Mỗ, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại:+84 4 3382 5097). Nếu phán quyết trọng tài ghi nơi lập phán quyết trọng tài là tại thành phố Hồ Chí Minh thì Đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài sẽ được nộp tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: 200C Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84 8 39292146. Email: hochiminh@moj.gov.vn )
Theo Điều 31 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Đơn yêu cầu thi hành án có thể nộp trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc gửi qua bưu điện. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi (Điều 32 Luật thi hành án dân sự).
Trường hợp thi hành phán quyết trọng tài VIAC tại nước ngoài
Việc thi hành phán quyết trọng tài tại nước ngoài sẽ được thực hiện theo thủ tục quy định tại Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài (Công ước New York) và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên phải thi hành phán quyết trọng tài.
Theo Điều IV Công ước New York, để đạt được việc công nhận và thi hành một phán quyết trọng tài, bên yêu cầu công nhận và thi hành, khi nộp đơn yêu cầu phải cung cấp:
a) Bản chính hoặc bản sao hợp pháp phán quyết trọng tài;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp pháp thỏa thuận trọng tài.
Nếu phán quyết hoặc thỏa thuận nói trên không được lập bằng thứ tiếng chính thức của nước nơi phán quyết sẽ được thi hành, bên yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài phải xuất trình bản dịch các tài liệu đó ra thứ tiếng nói trên. Bản dịch phải được chứng nhận bởi một thông dịch viên chính thức hay đã tuyên thệ hoặc bởi một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự.
Do mỗi quốc gia có quy định khác nhau về trình tự, thủ tục công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nên các bên cần tìm hiểu kỹ pháp luật của nước, vùng lãnh thổ nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài thường là nơi bên phải thi hành có trụ sở chính hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành.
Các bên cần liên hệ với luật sư của nước nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài để được tư vẫn, hỗ trợ. Các bên cũng có thể liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam tại quốc gia nơi yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài để được hỗ trợ và cung cấp các thông tin về luật sư.
Ví dụ: Trường hợp phán quyết trọng tài nước ngoài muốn được thi hành tại Việt Nam thì sẽ được thi hành theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thi hành án dân sự:
Theo Điều 364 Bộ luật tố tụng dân sự, bên muốn yêu cầu công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải làm Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (Đơn yêu cầu). Đơn yêu cầu phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam (Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739450. Fax: 04.62739359. Email: plqt@moj.gov.vn ) và phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Yêu cầu của người được thi hành.
Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Kèm theo đơn yêu cầu phải có: (i) Bản chính hoặc bản sao hợp pháp quyết định trọng tài; (ii) Bản chính hoặc bản sao hợp pháp thỏa thuận trọng tài. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Để tìm hiểu nội dung Luật Trọng tài thương mại 2010:
http://viac.vn/cac-van-ban-quy-pham-phap-luat/luat-trong-tai-thuong-mai-2010-a230.html
Để tìm hiểu nội dung Luật thi hành án dân sự năm 2008:
http://viac.vn/cac-van-ban-quy-pham-phap-luat/luat-thi-hanh-an-dan-su-2008-a231.html
Để tìm hiểu bộ luật tố tụng dân sự:
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=19502
Để tìm hiểu nội dung Công ước New York:
http://www.uncitral.org/pdf/english/texts/arbitration/NY-conv/XXII_1_e.pdf
Để được hướng dẫn thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ Ban thư ký VIAC.
Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 024 35744001. Email: info@viac.org.vn