Nhìn chung, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại theo luật định đã có phạm vi phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như nhu cầu giải quyết tranh chấp thực tiễn, cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Điều này góp phần mang lại nhiều tác động tích cực: tăng số lượng tranh chấp được giải quyết ở Trọng tài thương mại, nhờ đó giảm tải được hoạt động giải quyết tranh chấp ở hệ thống toà án; rút ngắn thời hạn giải quyết, qua đó giảm thiệt hại chi phí cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp; đảm bảo tính bảo mật cho các bên tham gia tranh chấp. Bên cạnh những điểm tích cực trên, các quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn tồn tại nhiều vướng mắc gây khó khăn trong quá trình áp dụng thực tế. Trên cơ sở thảo luận các vấn đề nổi bật liên quan đến thẩm quyền của trọng tài thương mại trong hoạt động giải quyết tranh chấp, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (UEL) tổ chức hội thảo “Các vấn đề về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại” với sự tham luận của nhiều chuyên gia là trọng tài viên, luật sư, luật gia nổi tiếng.
Với mục tiêu chia sẻ, hỗ trợ thông tin cho các luật sư về vai trò và kỹ năng cần thiết của luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư Việt Nam (LTC) thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam phối hợp tổ chức Khóa bồi dưỡng luật sư với chủ đề: KỸ NĂNG LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ