Sự bùng nổ của kinh tế số trong giai đoạn hiện nay đang dẫn đến những chuyển đổi đáng kể trên mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó, hệ thống tòa án toàn cầu và các tổ chức cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) cũng tham gia vào làn sóng thay đổi này để đáp ứng các nhu cầu trong thời đại mới. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị cho xu hướng sắp tới của thị trường ADRs tại Việt Nam còn gặp phải nhiều thách thức như các rào cản pháp lý và vấn đề thích ứng công nghệ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp, việc chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp cho nhu cầu của thị trường ADRs là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như yêu cầu về chất lượng chuyên nghiệp của loại hình dịch vụ trọng tài tại Việt Nam.
Mặc dù có những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của ngành xây dựng trong năm 2024, mở ra tiềm năng cho một chu kỳ tăng trưởng mới trong mảng đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển bất động sản tư nhân, song kèm theo đó là sự gia tăng rủi ro pháp lý và nguy cơ phát sinh tranh chấp. Những thay đổi này không chỉ đặt ra những thách thức về tài chính và quản lý, mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp phát sinh không mong muốn giữa các bên liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, và các đối tác khác.
Thị trường toàn cầu đã và đang trải qua giai đoạn biến động chưa từng có với nhiều thách thức đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh quốc tế. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nói chung trong việc định hình chiến lược đầu tư ra thị trường quốc tế. Tuy vậy, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, xu hướng đa dạng hóa nguồn cung, hay nhu cầu tiêu dùng mới đang mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế. Việc nắm bắt và tận dụng những cơ hội này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý, cũng như chiến lược linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng với các thay đổi của thị trường.