...

Luật sư, Trọng tài viên Bùi Văn Thành: Nên xoá bỏ ngay những luật, quy định pháp luật là rào cản kinh tế tư nhân phát triển

28 Tháng 4, 2025

Luật sư Bùi Văn Thành – Phó Chủ tịch thường trực Liên Chi hội tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA), Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) người đã luôn đồng hành, trăn trở cùng nhiều doanh nghiệp tư nhân hơn 30 năm qua đã trao đổi với Báo Nhà báo và Công luận những vấn đề phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trong giai đoạn tới.

- Ông có thể chia sẻ suy nghĩ của mình về quan điểm "KTTN là động lực quan trọng nhất" mà Tổng Bí thư đã nhấn mạnh gần đây?

Ngày 7/3/2025 tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định, KTTN là động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước bước vào kỳ nguyên mới, kỷ nguyên vươn minh của dân tộc. Chỉ thêm một từ “nhất” thôi nhưng doanh nhân và doanh nghiệp nhận thấy đây là thay đổi tư duy chiến lược đột phá, truyền đi thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ, thể hiện tầm nhìn thời đại và rất thực tế, rất thiết thực để phát triển kinh tế tư nhân. Đồng hành cùng doanh nhân và doanh nghiệp, tôi thực sự vui mừng nhận thấy quan điểm chiến lược này là đột phá của đột phá, mong muốn Nhà nước sẽ loại bỏ ngay những rào cản, điểm nghẽn để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ. Lịch sử phát triển KTTN Việt Nam đã chứng minh sức mạnh, sự dẻo dai, linh hoạt của khu vực này trong đầu tư kinh doanh và ứng phó hiệu quả trước những biến động của thời cuộc và thị trường. Mỗi khi có tư duy đột phá về vai trò của KTTN, đột phá về thể chế thi KTTN lại có bước phát triển đột phá. 

Kinh tế tư nhân là động lực quan nhất để tăng trưởng kinh tế

+ Suốt thời gian qua, nhất là trong hai thập kỷ gần đây, KTTN được xác định "là lực lượng quan trọng trong phát triển nền kinh tế ”, đã có sự bứt phá mạnh mẽ, và có thể nói đang chiếm 1/2 nền kinh tế khi đang đóng góp tới 50% GDP. Nhưng, vì sao qua nhiều thập kỷ, đóng góp của khu vực này vào GDP vẫn chững lại, không tăng lên, có tới 97-98% số DN vẫn là DN nhỏ và vừa, số DN rời thị trường vẫn ở mức cao, thưa ông?

- Quá trình phát triển KTTN Việt Nam đã có nhiều rào cản, trong đó có rào cản về tư duy, quan điểm, thể chế trong việc xác định vai trò, vị trí của KTTN như tôi đã trao đổi trên đây.

Tiếp đó là rào cản pháp lý nặng về quản lý, quy định của luật liên quan chưa kiến tạo cho kinh tế tư nhân thực hiện quyền tự do kinh doanh ngành nghề luật không cấm.

Quốc hội là cơ quan lập pháp, thông qua luật, nhưng tại nhiều luật lại chuyển quyền này cho Chính phủ (cơ quan hành pháp) ban hành nghị định hoặc quyết định quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành cả luật hoặc một số điều luật, chính phủ lại chuyển quyền này cho Bộ chuyên ngành ban hành thông tư hoặc quyết định của Bộ trưởng. Nghị định, thông tư nặng về quản lý, bất cập, chồng chéo thể hiện ngay tên của nghị định, như nghị định về quản lý khu công nghiệp... Luật đầu tư chủ yếu là các quy định về quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

+ Thể chế vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Và phải cải cách mạnh mẽ và hoàn thiện thể chế. Vậy trong đó, trọng tâm là đâu, thưa ông? - Theo tôi, cần có đột phả trong xây dựng và hoàn thiện luật liên quan KTTN, xóa bỏ ngay những luật, quy định pháp luật là rào cản KTTN phát triển.

Tư duy chiến lược đột phả của đột phá khi xác định KTTN là động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế, đưa đất nước bước vào kỳ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cần được thể chế hóa bằng luật, kiến tạo, từ đó sẽ tạo ra sức mạnh và nguồn lực không giới hạn từ KTTN để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường.

+ Theo ông, những chính sách nào cần được ưu tiên để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển?

- Tôi cho rằng, không chỉ là chính sách, mà phải thể chế bằng luật. Luật hóa và thực thi dãy đủ, bảo đảm và bảo hộ quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức trong khu vực KTTN, bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, nhà cửa, nhà máy, máy móc thiết bị, tiền bạc, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, quyền tài sản khác Các cá nhân, tổ chức này có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình theo ý muốn mà không bị can thiệp trực tiếp từ Nhà nước. DN tư nhân được quyền tiếp cận nguồn tài nguyên và các nguồn lực khác một cách bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh công bằng. Loại bỏ độc quyền của doanh nghiệp nhà nước.

Luật hóa và thực thi đây đủ, bảo đảm và bảo hộ quyền tự do kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của KTTN. Việc tạo ra lợi nhuận thông qua các hoạt động đầu tư, kinh doanh là động lực chính để phát triển KTTN. KTTN được tối đa hóa lợi nhuận hợp pháp của mình và tự do định đoạt đối với lợi nhuận đó.

Có cơ chế khuyến khích và kiến tạo doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có văn hóa của người đứng đầu doanh nghiệp, bài bản, dài hơi và liên tục. Tập trung vào các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, môi trường làm việc tích cực, đối mới sáng tạo, hiệu quả. Thực hiện trách nhiệm xã hội. thực hiện nghiêm túc cam kết và nghĩa vụ của mình, góp phần vào sự phát triển bền vũng trong nước và hội nhập quốc tế.

Bảo đảm thực thi hiệu quả, minh bạch các nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự. Mọi doanh nhân, doanh nghiệp đều được bình đẳng, không bị phân biệt đối xử với bất kỳ lý do gì, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản, xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Hoàn thiện và bảo đảm cơ chế thực thi nghiêm minh, có hiệu quả pháp luật về hợp đồng. Tăng cường hiệu quả tư vấn pháp luật về lựa chọn giải quyết tranh chấp kinh tế bằng thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, không chỉ giải quyết tranh chấp bằng tư pháp công tại tòa án nhân dân các cap.

Bài viết của Luật sư, Trọng tài viên Bùi Văn Thành - Đăng tải trên Báo Nhà báo và Công luận 

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI