Trao đổi với Báo Nhà báo và Công luận với chủ đề giải tỏa áp lực về việc Hoa Kỳ có thể tăng thuế đối ứng, chuẩn bị mọi phương án kỹ lưỡng để ứng phó chủ động, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng đây là thời gian rất quan trọng để tính toán các kịch bản vượt khó, và thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ ký Sắc lệnh áp đạt Thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam thuộc nhóm nước phải chịu mức thuế đói ủng riêng cao nhất (lên tới 46%). Ngày 9/4/2025, Hoa Kỳ cũng tuyên bố tạm hoãn các mức thuế riêng này trong 90 ngày với 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy ông nhìn nhận tình hình này thế nào?
- Sắc lệnh áp đạt Thuế đối ứng của Hoa Kỳ gây ra cú sốc rất lớn cho kinh tế toàn cầu trong đó có kinh tế Việt Nam. Mức độ tác động còn tuỳ thuộc quy mô phạm vi và mức độ thuế dõi ủng mà Mỹ áp đặt. Nhưng rõ ràng là mức thuế 46% sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Việt Nam. Đã có những phân tích cho thấy có rất nhiều tác động tiêu cực đến dòng chảy thương mại đầu tư, áp lực lên biến số kinh tế vĩ mô và đẳng sau câu chuyện đó làm cho dư địa của quá trình phục hồi tăng trưởng của Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều.
Nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng thế nào, rất phụ thuộc vào câu chuyện dàm phản giữa Việt Nam và Mỹ đúng tinh thần là dối tác chiến lược toàn diện công bằng đem lại lợi ích cho cả hai bên, trong một chừng mực phần nào đáp ứng được những quan ngại của phía Hoa Kỳ.
Tôi nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang nỗ lực tự làm nhiều việc để có được kết quả tốt. Lấy ví dụ Bộ Công Thương đã khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về kiểm soát thương mại chiến lược. Như vậy, Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên làm khung khổ pháp lý về kiểm soát công cụ chiến lược, với tỉnh thần của khung khổ pháp lý tại nghị định này là làm sao để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm việc chuyển giao công nghệ cũng như minh bạch rõ rằng chuyện xuất xứ hàng hóa. 90 ngày là thời gian không dài nhưng rất hữu ích để Việt Nam chuẩn bị tốt hơn, trong bối cảnh chuẩn bị cho ứng xử với môi trường bên ngoài và tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN), cho nền kinh tế có diều kiện vượt qua khó khăn, chuẩn bị ứng phó và có thể phát huy những mặt thuận lợi và cơ hội. Như vậy phù hợp với quá trình như mong muốn của Việt Nam là muốn thúc đẩy tăng trưởng.
+ Tuy nhiên, nguy cơ về thuế đối ứng ở thị trường Hoa Kỳ vẫn rất phức tạp và khó lường, dẫn tới những rủi ro và thách thức lớn cho xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Vậy trong kịch bản ứng phó, phải lưu ý gì?
- Tinh thần vẫn là có nhiều kịch bản ứng phó khác nhau và trong bất cứ kịch bản nào vẫn là câu chuyện ổn định vĩ mô qua đó giảm bớt áp lực lên các biển số vĩ mô tỷ giá lãi suất. Và cần lưu ý đến độ linh hoạt đư địa chính sách để hỗ trợ DN và giữ ổn định vĩ mô và nếu được thì có thêm dư địa chính sách vĩ mô khác các chính sách đang làm là chính sách tài khóa và chinh sách tiền tệ.
Vừa chuẩn bị kịch bản chinh sách di kèm giữ ổn định vĩ mô đồng thời tạo thêm độ linh hoạt để kích cầu một phần, bên cạnh đó còn nhiều chính sách kích cầu bằng nhiều chính sách khác như chính sách visa, đầy mạnh đầu tư công, tạo thêm niềm tin với khu vực tư nhân để họ gia tăng đầu tư... và các chính sách kích cầu hỗ trợ, giảm thuế, giảm lãi suất...
Trong nguy vẫn có cơ, khoảng thời gian bên cạnh đầu tư tiêu dùng là xuất khẩu, FTA có nhiều, đồng thời cung cấp thêm thông tin đối chứng so sánh thuế đối ứng các nước khác nhau thế nào để tiếp cận thị trường, đa dạng hoá thị trường.
+ Theo ông, bây giờ doanh nghiệp phải làm gì?
- Về phía DN, đây là thời gian rất quan trọng để tính toán các kịch bản vượt khó để làm ăn. Tính toán giảm bớt chi phi, liên quan đến tìm kiếm thị trường đối tác hoàn thiện thêm quản trị. Cho dù là DN hay Chính phủ thì trong cái khó, câu chuyện không chỉ là trước mắt mà còn là câu chuyện phải chuẩn bị cho lâu dài hơn, cần cơ hơn. Ví dụ bắt nhịp với xu thế mới công nghệ, phát triển xanh, kinh tế số...
Trước những khó khăn và thách thức, những trắc trở, những gập ghềnh không nên nản mà suy nghĩ càng phải tích cực. Điều này rất quan trọng. Luôn có cách nhìn tích cực - đó là tiến để cho niềm tin, cho quyết tâm đảm làm, dám chơi và nỗ lực học hỏi. Không có cái nhìn tích cực thì mọi khát vọng đều dễ đổ sông đổ biển. Có khát vọng, có niềm tin cộng với nỗ lực sẽ vượt khó mà làm nên.
TS.,TTV Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh
+ Tại Hội nghị Trung ương vừa rối, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải xác lập một mô hình phát triển mới. Theo ông, mô hình phát triển mới phải thế nào?
- Trước đây, ta hay nói đổi mỏi mô hình tăng trưởng với bản chất là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang giảm dần khi nhìn tương đối dài theo phân kì suốt 40 năm đổi mới.
Mô hình tăng trưởng truyền thống của chúng ta theo nghĩa rộng là dựa vào lợi thế so sánh như lao động, tài nguyên, đăng sau đó là mở rộng tín dụng và đầu tư.
Bây giờ chúng ta muốn đối mới mô hình tăng trưởng vì muốn tăng trưởng dựa nhiều hơn vào tăng năng suất, dựa vào chất lượng, kĩ năng cao của người lao động. Đặc biệt đổi mới sáng tạo và công nghệ. Khi nói công nghệ là quản trị. kĩ năng, muốn vậy phải làm nhiều việc liên quan đến tải cấu trúc lại nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các thị trường nhân tố sản xuất lao động, vốn đất đai... Nhưng có lẽ có điểm nhãn mạnh tính quyết liệt. Tổng Bí thư nói đổi mới và xác lập mô hình tăng trưởng mới. Tôi nghĩ rằng mô hình chúng ta mong muốn là theo chiều sâu và đồng thời bất nhịp với xu thế mới: Phát triển bên vững, phát triển xanh, phát triển bao trùm.
Chúng ta hiểu rằng quá trình xác lập một mô hình tăng trưởng mới, đổi mới thì đòi hồi thời gian. Nhưng ta mong muốn thời gian ngắn lại. Như tái cấu trúc chúng ta làm chậm. Rõ nhất là chương trình tái cấu trúc giai đoạn 2021-2025 mà Quốc hội thông qua đến nay có nhiều chỉ tiêu chưa đạt được. Trong đó có chỉ tiêu tăng năng suất lao động chưa đạt.
Ý tôi muốn nói mô hình tăng trưởng mới đó bắt nhịp với xu thế mới gắn với tăng năng suất đổi mới sáng tạo, quản trị hiện đại... nhưng phải làm mạnh mẽ và quyết liệt hơn. nhanh hơn. Vừa qua ta làm quá chậm. Giờ đây phải quyết liệt, quyết tâm và phải gắn với công cuộc cải cách mang tính cách mạng. Thời gian qua tà đã và đang chứng kiến về cuộc đổi mới này, từ cách làm luật và thi hành pháp luật, cải tổ bộ máy tinh gọn, sắp xếp lại gắn liền với cơ cấu, phân quyền phân cấp, sắp xếp lại các tỉnh thành... Bên cạnh đó là các điểm nhấn như Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, dối mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, và sẽ có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân. Đó là ý chí chính trị, là quyết tâm, là tinh thần cuộc cách mạng đối mới, phát triển khu vực kinh tế tư nhân..., đổi mới sáng tạo, chống lãng phí gắn với nhau. Có ý chí chính trị, có quyết tâm chính trị vậy thì phải làm sao để hiện thực hoả đi vào ngõ ngách cuộc sống, đúng với tinh thần cả hệ thống chính trị vào cuộc để bước vào kỷ nguyên vươn minh.
+ Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Bài viết của TS., Trọng tài viên Võ Trí Thành - Đăng tải trên Báo Nhà báo và Công luận