Sự kiện

Sự kiện

Tọa đàm trực tuyến Doanh nghiệp tái khởi động sau đại dịch: Chuyển đổi số, Đổi mới mô hình kinh doanh, Tái cấu trúc & Những vấn đề pháp lý cần lưu ý

Tọa đàm trực tuyến Doanh nghiệp tái khởi động sau đại dịch: Chuyển đổi số, Đổi mới mô hình kinh doanh, Tái cấu trúc & Những vấn đề pháp lý cần lưu ý

10 Tháng 11, 2021

Nhằm đồng hành và tiếp sức với Doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển SXKD, thích ứng với dịch Covid – 19 như hiện nay. Cụ thể là hỗ trợ DN nhận diện rõ thách thức trong bối cảnh “sống chung với đại dịch”; Phân tích và nắm bắt các giải pháp, thực thi về chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh và tái cấu trúc; Đồng thời tiếp cận các phương án phục hồi thông qua các chính sách hỗ trợ của nhà nước.  Bên cạnh đó giúp Doanh nghiệp nhận diện những rủi ro pháp lý và các điểm doanh nghiệp cần lưu ý về hợp đồng khi thiết lập các giao dịch mới sau mùa dịch. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC phối hợp với VCCI Khánh Hòa tổ chức Tọa đàm:  "Doanh nghiệp tái khởi động sau đại dịch: Chuyển đổi số, Đổi mới mô hình kinh doanh, Tái cấu trúc & Những vấn đề pháp lý cần lưu ý"

Khóa đào tạo | Phòng ngừa rủi ro pháp lý và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu

Khóa đào tạo | Phòng ngừa rủi ro pháp lý và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu

10 Tháng 11, 2021

Có thể nói tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 thời gian qua đã khiến các rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp với quy mô hoạt động vừa và nhỏ, xuất hiện trên nhiều phương diện hơn.

Lớp tập huấn "Diễn giải và áp dụng hiệu quả INCOTERMS 2020 – Lưu ý cho doanh nghiệp từ một số tranh chấp điển hình"

Lớp tập huấn "Diễn giải và áp dụng hiệu quả INCOTERMS 2020 – Lưu ý cho doanh nghiệp từ một số tranh chấp điển hình"

27 Tháng 10, 2021

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, năm 1936, lần đầu tiên Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã soạn và phát hành bộ quy tắc về điều kiện thương mại quốc tế gọi tắt là INCOTERMS – gồm các quy tắc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với việc giao hàng. 

Hội nghị trực tuyến | Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh mới

Hội nghị trực tuyến | Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU trong bối cảnh mới

18 Tháng 10, 2021

Là Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới với nhiều tiêu chuẩn cao và cam kết sâu rộng, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã mang lại nhiều kỳ vọng cho doanh nghiệp về quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và EU nói chung cũng như cơ hội cho từng doanh nghiệp nói riêng. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đối tác tại thị trường EU cắt giảm đơn hàng do nhu cầu giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng hiện nay, EVFTA vẫn được xem là giải pháp đáng kỳ vọng, làm thúc đẩy ngành xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đối mặt với những rào cản kỹ thuật đến từ các nước phát triển như EU, doanh nghiệp Việt Nam cần vạch ra hướng đi khôn ngoan giúp tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường đầy tiềm năng này.các sản phẩm trên thị trường đầy tiềm năng này.

Lớp đào tạo | Chế tài bồi thường thiệt hại hợp đồng và một số lưu ý cho doanh nghiệp

Lớp đào tạo | Chế tài bồi thường thiệt hại hợp đồng và một số lưu ý cho doanh nghiệp

12 Tháng 10, 2021

Công tác kiểm soát dịch tại nhiều địa phương hiện đã có những tín hiệu tích cực, cộng đồng doanh nghiệp cũng rất mong muốn bước vào quá trình khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc “nhập cuộc” trở lại cũng khiến doanh nghiệp đối mặt với không ít khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh các quan hệ hợp đồng trong thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Theo đó các hiện tượng vi phạm hợp đồng cũng diễn ra nhiều hơn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một quy định hợp lý thể hiện rõ chức năng là một chế tài dân sự trong quan hệ hợp đồng khi mà hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt. Bên cạnh đó, với 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm điểm của dòng chảy thương mại toàn cầu. Vì vậy việc các doanh nghiệp cần nắm rõ những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và quốc tế nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại và khôi phục lại những giá trị vật chất đã bị mất.

Khóa đào tạo trực tuyến 'Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại"

Khóa đào tạo trực tuyến 'Kỹ năng giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại"

11 Tháng 10, 2021

Cùng với sự gia tăng các hoạt động đầu tư, kinh doanh và giao thương quốc tế, doanh nghiệp sẽ luôn phải đặt mình trong tâm thế có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng đối mặt, giải quyết các rủi ro pháp lý dẫn đến phát sinh tranh chấp không mong muốn. Để giải quyết các tranh chấp này, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng rõ nét trong tìm kiếm các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) bên cạnh phương thức truyền thống và tòa án. ADR được biết tới với đặc trưng linh hoạt, hiệu quả cả về thời gian, chi phí và ngày càng được ưa chuộng trên thế giới. Chính phủ, vì thế, cũng đã quan tâm và ban hành các văn bản pháp luật tạo dựng và tiến tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp này (trọng tài thương mại, hòa giải thương mại) để thúc đẩy ADRs phát triển, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Tọa đàm "Kinh doanh trong thời kỳ mới – Hỗ trợ doanh nghiệp tái khởi động và phục hồi"

Tọa đàm "Kinh doanh trong thời kỳ mới – Hỗ trợ doanh nghiệp tái khởi động và phục hồi"

07 Tháng 10, 2021

Đợt dịch thứ 4 trong năm 2021 diễn ra hầu hết khắp cả nước, nhất là tại các trung tâm kinh tế, tác động hết sức tiêu cực, chỉ số xuất khẩu tiếp tục duy trì khá và tiêu dùng nội địa gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh vấn đề về nhân sự, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt các vi phạm và thiệt hại phát sinh từ hợp đồng. Mặc dù doanh nghiệp đã đưa ra các phương án ứng phó bằng cách thay đổi phương thức vận hành và cơ cấu tổ chức, song vẫn tồn đọng những rủi ro ở các hợp đồng đã được ký kết trong giai đoạn này. Theo số liệu thống kê cho thấy ba tháng vừa qua, vùng ĐBSCL có gần 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường tạm dừng kinh doanh, ngừng hoạt động và giải thể (chiếm 20%). Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì Việt Nam có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tất cả những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt khiến việc tái khởi động và phục hồi cho các doanh nghiệp trở thành nhu cầu thiết yếu và được ưu tiên hàng đầu.

Lớp đào tạo "Hướng dẫn doanh nghiệp Ngành Nông, Thuỷ sản khắc phục khó khăn trong bối cảnh Covid-19"

Lớp đào tạo "Hướng dẫn doanh nghiệp Ngành Nông, Thuỷ sản khắc phục khó khăn trong bối cảnh Covid-19"

21 Tháng 9, 2021

Với làn sóng Covid-19 lần thứ tư, hầu hết hoạt động trong các lĩnh vực đều bị ngưng trệ, trong đó xuất nhập khẩu là một trong các ngành nghề đang gánh chịu nhiều khó khăn nhất. Theo số liệu của tổng cục thống kế, ước tính đến tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm liên tục so với hai tháng trước; kim ngạch nhập khẩu có tăng nhưng mức tăng không cao, chỉ tăng 0.8% so với tháng trước. Đối với phân khúc các sản phẩm về nông, thủy sản, theo đánh giá từ các chuyên gia, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm đang gặp không ít trở ngại. Các trở ngại phát sinh từ việc vận chuyển, chất lượng, số lượng hàng hóa không đảm bảo,…đã và đang tạo nên áp lực lớn cho các thương nhân.

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI