Tin tức

Tin tức

Hội thảo khoa học "Kinh nghiệm nước ngoài, quốc tế trong việc phát triển trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"

Hội thảo khoa học "Kinh nghiệm nước ngoài, quốc tế trong việc phát triển trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"

10 Tháng 12, 2020

Nhằm tạo điều kiện để các chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, trao đổi về kinh nghiệm quốc tế nước ngoài để đưa ra đề xuất nhằm phát triển trọng tài của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sáng ngày 05/12/2020, tại phòng họp A905, Trường Đại học Luật TP.HCM cơ sở Nguyễn Tất Thành đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Kinh nghiệm nước ngoài, quốc tế trong việc phát triển trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.

Hoạt động đầu tư FDI luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý

Hoạt động đầu tư FDI luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý

24 Tháng 11, 2020

Việc gia nhập các FTA thế hệ mới giúp thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư FDI, nhưng cũng kéo theo nhiều rủi ro dẫn đến phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan quản lý trong nước.

Hội thảo Sự thay đổi khung pháp lý và tác động với giao dịch M&A tại Việt Nam

Hội thảo Sự thay đổi khung pháp lý và tác động với giao dịch M&A tại Việt Nam

19 Tháng 11, 2020

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động mua bán và sáp nhập ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Đánh giá về hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, hình thức này sẽ tạo ra những làn sóng tái cấu trúc cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, thúc đẩy sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thời gian vừa qua, với những tác động từ Covid-19 và các hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp càng tập trung đẩy nhanh tiến trình M&A, khiến thị trường này trở nên sôi động hơn. Theo báo cáo của Euromonitor, chỉ số đầu tư M&A năm 2020 của Việt Nam dự báo là 102 điểm và chỉ xếp sau Mỹ. Con số này cao hơn đáng kể so với 74.1 điểm của năm 2019. Nhóm nghiên cứu MAF và CMAC dự báo giá trị M&A năm 2020 tiếp tục ở quy mô tăng 7-7.5 tỷ USD, tương đương với giá trị M&A năm 2018 và 2019. Rõ ràng, những con số này đã minh chứng cho tốc độ tăng trưởng rất nhanh của các giao dịch M&A cũng như tiềm năng phát triển của hoạt động này trong tương lai. Với mục tiêu cung cấp những thông tin hữu ích, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giao dịch M&A hiệu quả, hạn chế được những rủi ro không đáng có, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) và sự đồng hành của các đơn vị, tổ chức như: Công ty Luật LNT&Partners, Văn phòng Luật IDVN, Công ty Luật TNHH An Legal, Công ty luật GV Lawyers, Công ty TNHH Luật Dimac,…phối hợp tổ chức Hội thảo “Sự thay đổi khung pháp lý và tác động với giao dịch M&A tại Việt Nam” . Hội thảo diễn ra với sự hưởng ứng và tham dự của gần 300 đại biểu đến từ khối doanh nghiệp có hoạt động M&A, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới giao dịch M&A, các doanh nghiệp có dự định thực hiện hoặc đang trong quá trình thực hiện các hoạt động M&A, các Luật sư đến từ các công ty/văn phòng luật sư lớn.

Hội thảo Giao dịch thương mại trên sàn thương mại điện tử và các vấn đề pháp lý quan trọng

Hội thảo Giao dịch thương mại trên sàn thương mại điện tử và các vấn đề pháp lý quan trọng

11 Tháng 11, 2020

Thời gian vừa qua, với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Mô hình kinh doanh trực tuyến đã đem lại những thay đổi lớn, đặc biệt hình thức này còn mang ý nghĩa lớn hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020, doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam năm 2019 là 10.08 tỷ USD, chiếm 4.9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước; 42% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng đạt 25%. So với khu vực, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 khu vực Đông Nam Á. Với những thống kê ấn tượng này, có thể thấy, hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử đã và đang diễn ra rất sôi động, phát triển vô cùng nhanh chóng. Nhằm mục tiêu cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về giao dịch trực tuyến cùng với đó là những lưu ý về pháp lý quan trọng trong giao dịch, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC - https://www.viac.vn/ ) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC - http://www.itpc.gov.vn/exporters ) và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM - https://www.vecom.vn/ ) tổ chức Hội thảo “ Giao dịch thương mại trên sàn thương mại điện tử và những vấn đề pháp lý quan trọng ”.

Triển khai thực hiện Đề tài nghiên cứu cơ bản “Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”

Triển khai thực hiện Đề tài nghiên cứu cơ bản “Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”

22 Tháng 10, 2020

Từ tháng 6/2020, với sự tài sự của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Đỗ Văn Đại - Trưởng Khoa Luật Dân sự làm chủ nhiệm đề tài và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì thực hiện Đề tài nghiên cứu cơ bản  “Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” , mã số 505.01-2020.02.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng: “Được vạ thì má đã sưng”

Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng: “Được vạ thì má đã sưng”

12 Tháng 10, 2020

(BĐT) - Hoạt động xây dựng phức tạp, tranh chấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi tranh chấp xảy ra, chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan nên tìm cho mình một phương thức giải quyết tối ưu vừa giúp bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình vừa hiệu quả về tài chính, tránh “được vạ thì má đã sưng”, hoặc sẽ bị bước vào “con đường đau khổ” cho dù thắng kiện.

EVFTA: Cần quan tâm hơn đến các rào cản cần phải vượt qua

EVFTA: Cần quan tâm hơn đến các rào cản cần phải vượt qua

12 Tháng 10, 2020

EVFTA có 17 chương, chương thuế chỉ là một chương, 16 chương còn lại nêu ra nhiều yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng.

Hội thảo | Ngành Logistics trước bước ngoặt chuyển đổi số: Quản trị rủi ro nhằm chuyển đổi đúng cách và hiệu quả

Hội thảo | Ngành Logistics trước bước ngoặt chuyển đổi số: Quản trị rủi ro nhằm chuyển đổi đúng cách và hiệu quả

01 Tháng 10, 2020

Thời gian vừa qua, nền kinh tế thế giới và Việt Nam trải qua nhiều biến động lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược kịp thời để không bị thụt lùi và phát triển ổn định. Không nằm ngoài vòng xoáy này, là một trong các ngành xương sống của nền kinh tế số, Logistics là nhóm ngành được quan tâm và kỳ vọng phải chuyển đổi số nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu và sự tăng trưởng của thị trường. Với mục tiêu mang đến cho doanh nghiệp bức tranh tổng quát về hoạt động chuyển đổi số của ngành Logistics cũng như các lưu ý quan trọng về vấn đề pháp lý khi ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics qua phương tiện điện tử, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TP. Hồ Chí Minh (CIIS) với sự hỗ trợ của Trung tâm Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp tổ chức Hội thảo “Ngành Logistics trước bước ngoặt chuyển đổi số: Quản trị rủi ro nhằm chuyển đổi đúng cách và hiệu quả” . Cùng với đó, Hội thảo cũng nhận được sự hỗ trợ uy tín từ các đơn vị truyền thông như Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tạp chí Vietnam Shipping Gazette và đặc biệt là thông qua nền tảng Quickom của Tập đoàn Beowulf, chương trình nhận được nhiều sự tương tác từ người xem trực tuyến. Nhờ công nghệ mạng lưới đám mây phi tập trung, Quickom có khả năng tổ chức các hội thảo lớn với 5,000+ người tham gia cùng với những tính năng nổi bật.  

Hội thảo trực tuyến: Chuyển đổi số - Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh hiện tại

Hội thảo trực tuyến: Chuyển đổi số - Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh hiện tại

27 Tháng 8, 2020

Hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số và những điểm pháp lý quan trọng nhằm tận dụng cơ hội từ hiệp định EVFTA” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp tổ chức. Hội thảo diễn ra lúc 9h00 ngày 26 tháng 8 năm 2020 trên nền tảng Zoom và Facebook của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã thu hút hơn 300 đại biểu tham dự chương trình.

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI