[Chương trình Kinh doanh và Pháp luật] Chuyển nhượng dự án đầu tư – Những tranh chấp cần lưu ý
28 Tháng 12, 2023Trong quá trình đầu tư các dự án về sản xuất, kinh doanh cũng như các dự án đầu tư bất động sản, có nhiều nhà đầu tư có thể vì lý do tài chính hoặc kế hoạch kinh doanh thay đổi mà không thể tiếp tục thực hiện dự án hoặc mong muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án cho các nhà đầu tư khác. Trên thực tế thì quá trình chuyển nhượng dự án thường gặp phải các vướng mắc, dẫn đến các tranh chấp phát sinh ngoài mong muốn. Vậy các nhà đầu tư, bao gồm cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, khi tiến hành chuyển nhượng dự án sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện và phải có quy trình như thế nào?Cùng đón xem số phát sóng chủ đề “Chuyển nhượng dự án đầu tư – Những tranh chấp cần lưu ý”, chương trình có sự tham gia của các chuyên gia gồm: Ls. Lê Nết – Luật sư thành viên Công ty luật LNT & Partner, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)Ls. Phạm Duy Khương – Giám đốc điều hành Công ty Luật ASLĐể xem toàn bộ chương trình, vui lòng truy cập tại đây.---------------------------------Chương trình “Kinh doanh & Pháp luật: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025 do Bộ Tư pháp chủ trì. Chương trình được phát sóng trên VTV2 với mục đích cung cấp thông tin pháp lý cơ bản, cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua những chia sẻ đến từ các chuyên gia gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia độc lập trong các lĩnh vực, đại diện các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, trọng tài viên, hòa giải viên, luật sư, người hành nghề luật v.v. chương trình hy vọng doanh nghiệp sẽ nắm bắt những kiến thức pháp lý cơ bản, đồng thời có thêm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tham gia các giao dịch trong hoạt động kinh doanh hàng ngày.
[Chương trình Kinh doanh và Pháp luật] Nghĩa vụ kiểm tra chứng từ và làm thủ tục hải quan – Bài học từ vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics
28 Tháng 12, 2023Dịch vụ logistics đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình ký kết và thực hiện loại hợp đồng logistics này thì nhiều tranh chấp giữa bên thuê dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ logistics đã xảy ra. Theo đánh giá của các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, trong đó một phần xuất phát từ việc các bên hiểu chưa đúng, chưa đủ về quan hệ pháp lý giữa các chứng từ và các hợp đồng dịch vụ logistics, dẫn đến rủi ro và thiệt cho các bên.Cùng đón xem số phát sóng chủ đề “Nghĩa vụ kiểm tra chứng từ và làm thủ tục hải quan – Bài học từ vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics”, chương trình có sự tham gia của các chuyên gia gồm:Ls. Bùi Văn Thành – Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời mới, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)ThS. Ls. Vũ Thị Kiều Anh – Giám đốc Công ty Luật TNHH Tâm AnhĐể xem toàn bộ chương trình, vui lòng truy cập tại đây.
[Chương trình Kinh doanh và Pháp luật] Tranh chấp về định giá tài sản góp vốn và những lưu ý pháp lý
28 Tháng 12, 2023Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Theo quy định pháp luật, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam hoặc tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những tài sản không phải là đồng Việt Nam, việc định giá những tài sản này phức tạp. Thực tế cho thấy, có không ít tranh chấp đã xảy ra giữa các thành viên trong công ty xoay quanh vấn đề định giá tài sản góp vốn. Theo đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp cần lưu ý và nắm rõ quy định pháp luật, cũng như một số kinh nghiệm thực tiễn hữu ích để có thể định giá tài sản góp vốn, từ đó thực hiện nhiều giao dịch thuận lợi.Cùng đón xem số phát sóng chủ đề “Tranh chấp về định giá tài sản góp vốn và những lưu ý pháp lý”, chương trình có sự tham gia của các chuyên gia gồm: Hà Công Anh Bảo – Phó Khoa phụ trách Khoa Luật Trường Đại học Ngoại thương, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)Ls. Nguyễn Thanh Huyền – Luật sư thành viên Văn phòng Luật sư NHQuang & Cộng sự, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tếĐể xem toàn bộ chương trình, vui lòng truy cập tại đây.
[Chương trình Kinh doanh và Pháp luật] Quản trị công ty đại chúng – Nhìn từ vụ tranh chấp nội bộ
28 Tháng 12, 2023Tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần là thực trạng khá phổ biến trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên gần đây có một số tranh chấp nội bộ liên quan đến việc điều hành và quản trị của một số công ty đại chúng đã đặt ra những câu hỏi về việc quản trị doanh nghiệp của các công ty đại chúng như thế nào. Theo các chuyên gia, hoạt động quản trị thiếu sự rành mạch và chưa tuân thủ đúng các quy định pháp luật về chức năng và thẩm quyển giữa chủ sở hữu, bộ máy quản trị và bộ máy điều hành là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Vậy hệ lụy sau những tranh chấp nội bộ của những công ty đại chúng này là gì?Cùng đón xem số phát sóng chủ đề về “Quản trị công ty đại chúng – Nhìn từ vụ tranh chấp nội bộ”, chương trình có sự tham gia của các chuyên gia gồm:Ls. Bùi Văn Thành – Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời mới, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)Ls. Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink
Án lệ số 25 2018 AL, Không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
28 Tháng 12, 2023Tóm tắt tình tiết vụ án và quá trình xét xửNgày 12/5/2005, Ông L đặt cọc 2 tỷ để mua căn nhà do bà H dung tên mua đấu giá của Cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hợp đồng đặt cọc bao gồm điều khoản: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H chịu phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2 tỷ đồng. Hết thời hạn trên, bà H không thực hiện đúng cam kết, nên ông L khởi kiện yêu cầu bà H trả lại tiền cọc 2 tỷ đồng và phạt cọc 2 tỷ đồng. Bà H không đồng ý phạt cọc, chỉ đồng ý trả tiền cọc cùng với lãi suất theo mức lãi suất của ngân hàng, vì cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc bà không thực hiện được đúng cam kết là do cơ quan thi hành án dân sự chậm sang tên cho bà.Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông L và buộc và H trả cho ông L 4 tỷ đồng ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Ngày 23/6/2010, bà H gửi đơn khiếu nại đến tòa án, bà H cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện được thỏa thuận đúng thời hạn là do yếu tố khách quan.Tình huống án lệ và giải pháp pháp lýHợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên đặt cọc phải hoàn tất các thủ tuc để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc. Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, trong trường hợp này, phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.Nội dung án lệTại Điều 5 của hợp đồng đặt cọc có nêu, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H chịu phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2.000.000.000 đồng. Hết thời hạn trên, bà H không thực hiện đúng cam kết, nên ông L khởi kiện yêu cầu bà H trả lại tiền cọc 2.000.000.000 đồng và phạt cọc 2.000.000.000 đồng.Tại thời điểm ông L đặt cọc 2.000.000.000 đồng cho bà H, bà H đã nhận nhà nhưng chưa làm thủ tục sang tên do cơ quan thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đang quản lý toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà.Nếu có căn cứ xác định cơ quan thi hành án dân sự chậm trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà H thì lỗi dẫn tới việc bà H không thể thực hiện đúng cam kết với ông L thuộc về khách quan, và bà H không phải chịu phạt tiền cọc.Vậy bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ việc trên là gì?Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hỗ trợ pháp lý DNNVV, TS. Ls. Lưu Tiến Dũng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH YKVN, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) – đã có phần chia sẻ “Bình luận án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan và các vấn đề pháp lý liên quan", một số nội dung chính bao gồm:Khái quát chungTóm tắt tình tiết vụ án và quá trình xét xửTình huống án lệ và giải pháp pháp lýNội dung án lệPhân tích bình luận và một số lưu ýĐể xem toàn bộ chuyên đề, xin vui lòng truy cập tại đây.-----------------------------------Chuỗi bài giảng điện tử “Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp do Bộ Tư pháp chủ trì. Chuỗi bài giảng được phát sóng trực tuyến trên nền tảng Youtube với mục tiêu cung cấp thông tin pháp lý cơ bản, cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương trình có sự tham gia của các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm. Chương trình hi vọng doanh nghiệp sẽ nắm bắt những kiến thức pháp lý cơ bản nhằm tránh được các rủi ro pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thường ngày.
Tranh chấp chất lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế
28 Tháng 12, 2023Bên mua là công ty VIệt Nam đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với bên bán là công ty Hàn Quốc. Đối tượng hợp đồng là lô màn hình LED ngoài trời Pixled f10 1/0 Setanat LEDWORLD có giá trị 350.000 USD. Sau khi ký hợp đồng, bên mua đã thanh toán 105.000 USD. Sau khi nhận hàng, bên mua kiểm tra thì phát hiện màn hình led được giao không đúng kích thước và các linh kiện đi kèm không đủ. Cho rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua đã dừng việc mở Container hàng để tiến hành thủ tục khiếu nại với bên bán. Sau đó, bên mua đã khởi kiện bên bán ra một Trung tâm trọng tài thương mại tại Việt Nam.Yêu cầu khởi kiện của bên mua bao gồm: (1) Thông báo chấm dứt hợp đồng căn cứ vào điều 7 của Hợp đồng, vì bên bán đã vi phạm hơp đồng khi giao hàng không đạt tiêu chuẩn; (2) Yêu cầu bên bán phải hoàn trả cho bên mua khoản tiền 105.000 USD mà bên mua đã trả trước cho bên bán và yêu cầu bên bán nhận lại hàng hóa đã giao sai với hợp đồng; (3) Yêu cầu bên bán phải bồi thường cho bên mua tất cả những thiệt hại mà bên mua phải chịu do việc vi phạm hợp đồng của bên bán gây ra cho bên mua; (4) Bên bán phải chịu mọi chi phí pháp lý, bao gồm những không giới hạn trong khoản tiền chi trả phí luật sư, phí Trọng tài và các chi phí khác liên quan đến thủ tục trọng tài; (5) Đề nghị ngôn ngữ trọng tài là tiếng Việt, áp dụng pháp luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp.Tranh chấp đã được giải quyết và một Phán quyết trọng tài đã được ban hành, vậy thông qua vụ việc này doanh nghiệp cần lưu ý gì trong quá trình đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng cũng như khi thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng liên quan đến chất lượng hàng hóa?Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, LS. Bùi Văn Thành – Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) – đã có phần chia sẻ xoay quanh chủ đề “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Bài học cho doanh nghiệp”, một số nội dung chính bao gồm:Giới thiệu về các tình tiết quan trọng của vụ việcVấn đề pháp lý của vụ việc và cơ sở pháp lý liên quan để giải quyết vụ việcLập luận của các bên và lập luận của Hội đồng Trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấpBài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệpĐể xem toàn bộ chuyên đề, xin vui lòng truy cập tại đây. -----------------------------------Chuỗi bài giảng điện tử “Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp do Bộ Tư pháp chủ trì. Chuỗi bài giảng được phát sóng trực tuyến trên nền tảng Youtube với mục tiêu cung cấp thông tin pháp lý cơ bản, cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương trình có sự tham gia của các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm. Chương trình hi vọng doanh nghiệp sẽ nắm bắt những kiến thức pháp lý cơ bản nhằm tránh được các rủi ro pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thường ngày.
Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài và những lưu ý cho doanh nghiệp
28 Tháng 12, 2023Trong một vụ tranh chấp có bên người mua H ở Việt Nam và người bán F ở Hong Kong, theo đó, người bán sẽ bán cho người mua thép nhập khẩu từ Hong Kong. Tuy nhiên, khi lô hàng thép đến kho lưu trữ, bên mua phát hiện tỷ lệ tạp chất trong các lô hàng hóa vượt quá tỉ lệ các bên đã cam kết. Thông qua quá trình giám định, các bên đã cùng nhau ký biên bản xác nhận hàng hóa không đạt chất lượng theo hợp đồng. Bên mua đã gửi cho bên bán thông báo nợ, yêu cầu bên bán tiến hành bồi thường cho bên mua tổng số tiền là 288.000 USD. Bên bán có email phản hồi và đề nghị mức giảm bồi thường xuống còn 248.000 USD. Trong đó, 50.000 USD sẽ được chuyển đến tài khoản của bên mua; số tiền còn lại sẽ được đền bù bằng hàng hóa. Bên mua đã phản hồi bằng email không chấp nhận yêu cầu này của bên bán. Bên mua có đơn khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài thương mại để yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng liên quan đến giao hàng hòa không đúng với chất lượng của hợp đồng. Đối với tranh chấp nêu trên, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì liên quan đến nội dung tranh chấp và thủ tục tố tụng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp?
Phát huy vai trò của Luật sư trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
28 Tháng 12, 2023Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chưa chú trọng đến quản trị nội bộ, quản trị rủi ro, việc đánh giá các vấn đề pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định đầu tư chưa thực sự được các doanh nghiệp chú trọng. Nhiều doanh nghiệp khi phát sinh vấn đề pháp lý có xung đột, tranh chấp mới tìm đến sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý. Bên cạnh đó, sự tham gia của đội ngũ luật sư vào hoạt động này còn mờ nhạt, chưa phát huy được giá trị của đội ngũ Luật sư trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV. Hiệu quả tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV của tổ chức luật sư và luật sư chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này đến từ hiệu quả tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV của tổ chức luật sư và luật sư chưa cao. Bên cạnh đó, nhà nước chưa có cơ chế kết nối chung giữa tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV với hoạt động hành nghề luật sư, giữa những người làm pháp chế nội bộ với các luật sư.
Hợp đồng bảo hiểm có xu hướng đơn giản hoá
28 Tháng 12, 2023Hợp đồng bảo hiểm có xu hướng đơn giản hoá, số hoá để khách hàng dễ hiểu, dễ lưu trữ và tra cứu, theo ông Trần Thanh Phong, Phó Tổng Giám đốc Marketing Prudential Việt Nam.Ngoài xu hướng đơn giản hóa hợp đồng bảo hiểm, trong tọa đàm "Tháo khó cho hợp đồng bảo hiểm" hôm 28/6, đại diện Prudential cùng ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, luật sư Đặng Việt Anh, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp và anh Nguyễn Viết Thịnh - khách hàng trao đổi các vấn đề xung quanh bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.Chương trình chỉ ra các khúc mắc của khách hàng, lý giải tại sao hợp đồng bảo hiểm lại có quy chuẩn dài và chi tiết. Đồng thời, chuyên gia cũng đưa ra các lưu ý cho khách hàng và "hiến kế" để đơn giản hoá hợp đồng bảo hiểm giúp người tham gia bảo hiểm dễ dàng nắm bắt và tiếp cận hơn.