Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại

#012 | Hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

#012 | Hoàn trả những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

08/30/2021

Nguyên đơn và Bị đơn đã xác lập hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài “ xét thấy hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn vô hiệu toàn bộ do không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự ”. Từ đó, Hội đồng Trọng tài giải quyết hệ quả liên quan đến hợp đồng vô hiệu trong đó có việc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

#011 | Hợp đồng vô hiệu một phần

#011 | Hợp đồng vô hiệu một phần

08/30/2021

Năm 2011, Nguyên đơn và Bị đơn ký hợp đồng thuê nhà xưởng. Năm 2014, hai bên ký lại hợp đồng trong đó có nội dung giá thuê; đặt cọc. Cụ thể, “Giá thuê bằng đồng Việt Nam tương đương 19.000 USD một tháng theo tỷ giá ngoại tệ bán ra do Ngân hàng Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán”, “Bên B (Nguyên đơn) sẽ đặt cọc bằng đồng tiền Việt Nam tương đương 60.000 USD theo tỷ giá ngoại tệ bán ra tại thời điểm đặt cọc do Ngân hàng Việt Nam công bố” . Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng vô hiệu nhưng chỉ vô hiệu một phần.

#010 | Hợp đồng có thỏa thuận sử dụng ngoại tệ

#010 | Hợp đồng có thỏa thuận sử dụng ngoại tệ

08/30/2021

Thực tế, hợp đồng có sử dụng ngoại tệ như để tính toán khá phổ biến. Ở đây, Nguyên đơn và Bị đơn đã ký hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị với đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt Nam, giá tạm tính được quy đổi từ đơn giá tính toán bằng USD. Hội đồng Trọng tài xác định hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015 và không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm làm cho hợp đồng vô hiệu.

#009 | Giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập

#009 | Giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập

08/30/2021

Công ty Cyprus (Nguyên đơn) xác lập hợp đồng với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Trong phần đại diện, Công ty Việt Nam có Phó tổng giám đốc nhưng không thấy thể hiện có giấy ủy quyền. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tài vẫn khẳng định giao dịch này ràng buộc Bị đơn.  

#008 | Xác định tư cách đại diện theo ủy quyền (Cho cá nhân hay Tổ chức)

#008 | Xác định tư cách đại diện theo ủy quyền (Cho cá nhân hay Tổ chức)

08/30/2021

Công ty Hồng Kông (Nguyên đơn) lập giấy ủy quyền để cho cá nhân là Luật sư Q thuộc Văn phòng luật sư L (Người đại diện) tiến hành giao dịch với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Thực tế, một thỏa thuận đã được xác lập giữa Nguyên đơn và Bị đơn thông qua người đại diện. Theo Hội đồng Trọng tài, chủ thể đại diện cho Nguyên đơn là cá nhân Luật sư Q, chứ không phải là Văn phòng luật sư L.

#007 | Giao dịch do chi nhánh của công ty xác lập

#007 | Giao dịch do chi nhánh của công ty xác lập

08/30/2021

Công ty P (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty H (Bị đơn - Bên mua) có tranh chấp về hợp đồng mua bán thép xây dựng do chi nhánh của Bị đơn xác lập. Theo Hội đồng Trọng tài, hợp đồng này ràng buộc Bị đơn.

#006 | Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

#006 | Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

08/30/2021

Công ty Indonesia (Nguyên đơn) ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Công ty Việt Nam (Bị đơn) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn trong vụ tranh chấp kinh doanh thương mại với một công ty của Việt Nam tại Tòa án Việt Nam. Sau khi kết thúc giai đoạn phúc thẩm, Bị đơn gửi Nguyên đơn một dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý cho giai đoạn giám đốc thẩm. Theo Hội đồng Trọng tài, giữa các Bên có thể tồn tại hợp đồng dịch vụ pháp lý mới.

#005 | Tranh chấp về bảo hiểm gom hàng

#005 | Tranh chấp về bảo hiểm gom hàng

08/12/2021

Hàng hoá có thể được thu gom, phân lô, đóng gói, phân loại, tập hợp trong một khoảng thời gian nhất định trước khi đưa lên xe đầu kéo để vận chuyển đến người nhận hàng. Tranh chấp về thời gian làm những việc này có thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hay không là một vấn đề đáng lưu ý qua vụ kiện dưới đây (theo tài liệu của một hãng luật nước ngoài) để bạn đọc tham khảo.

#004 | Điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

#004 | Điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

05/25/2021

Công ty Slovenia (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên mua) ký hợp đồng 05 năm, mỗi năm với số lượng hàng cụ thể, giá cụ thể.

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI