#080 | Khả năng áp dụng CISG theo thoả thuận
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty Trung Quốc (Nguyên đơn) và Công ty Việt Nam (Bị đơn) có ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng có tranh chấp, các bên không thoả thuận áp dụng CISG. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài lại áp dụng Công ước này để giải quyết tranh chấp. Bài học kinh nghiệm : Trong trường hợp hợp đồng giữa các bên không có điều khoản áp dụng CISG, tranh chấp giữa các bên vẫn có thể được giải quyết bởi CISG nếu có chứng cứ chứng minh các bên cùng thể hiện ý chí áp dụng CISG giải quyết tranh chấp. Trong vụ việc trên, hợp đồng giữa các bên không thoả thuận lựa chọn áp dụng CISG. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, căn cứ Điều 45, 49, 72, 73 của CISG, Nguyên đơn yêu cầu hủy hợp đồng nên Nguyên đơn đã thể hiện ý chí muốn áp dụng CISG. Tại Bản tự bảo vệ và Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, Bị đơn cho rằng cần áp dụng Luật Thương mại năm 2005 và CISG nên cũng thể hiện ý chí muốn áp dụng CISG. Từ đó, Hội đồng Trọng tài xác định “ tranh chấp này có yếu tố nước ngoài, các Bên lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam và Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tại Phiên họp ngày 07/07/2018) để giải quyết vụ tranh chấp. Do đó, căn cứ theo Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Điều 24 Quy tắc VIAC, Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Công ước Viên để giải quyết vụ tranh chấp ”. Ở đây, ban đầu các bên không có thoả thuận áp dụng CISG nhưng, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên thống nhất áp dụng Công ước này và đã được Hội đồng Trọng tài chấp nhận. Hướng công nhận việc áp dụng Công ước trên cơ sở thoả thuận của các bên như vừa nêu là phù hợp với các quy định về xác định pháp luật điều chỉnh tranh chấp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, hướng vừa nêu phù hợp với Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo đó “ đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn ” (khoản 2). Ở đây, chúng ta cần áp dụng “ pháp luật do các bên lựa chọn ” trong khi đó CISG là “ pháp luật ” theo quy định vừa nêu (Việt Nam đã là thành viên của CISG) và điều luật đó không giới hạn thời điểm các bên lựa chọn pháp luật điều chỉnh nên việc các bên thống nhất áp dụng CISG ở thời điểm có tranh chấp là phù hợp với quy định. Hướng như nêu trên của Hội đồng Trọng tài cũng phù hợp với quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó “ các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng ” (khoản 1 Điều 683). Ở quy định này, chúng ta cũng cần tôn trọng “pháp luật” do các bên thoả thuận trong khi đó các bên đã thoả thuận áp dụng CISG và quy định đó không buộc các bên phải thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng ở một thời điểm nhất định nên việc các bên lựa chọn áp dụng CISG ở thời điểm nào cũng được trong đó bao gồm cả thời điểm giải quyết tranh chấp như trong vụ việc nêu trên. CISG là công ước quốc tế được áp dụng rất phổ biến trong giao lưu quốc tế, việc các bên và Hội đồng Trọng tài theo hướng áp dụng Công ước này cho thấy khả năng hội nhập cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Phán quyết trọng tài trên bình diện thế giới. Các quy định hiện nay cho phép các bên thoả thuận áp dụng Công ước này và không giới hạn thời điểm thoả thuận nên các bên có thể thoả thuận áp dụng CISG ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi tranh chấp đã phát sinh như vụ việc được nghiên cứu. Đó là những điểm doanh nghiệp rất đáng lưu tâm khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
#079 | Khả năng áp dụng CISG khi áp dụng pháp luật của một quốc gia
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty Malaysia (Nguyên đơn) và Công ty Việt Nam (Bị đơn) có ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Liên quan đến CISG, Hội đồng Trọng tài cho rằng Công ước này không được áp dụng. Bài học kinh nghiệm : Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tức có yếu tố nước ngoài) với doanh nghiệp nước ngoài. Trên thực tế đang tồn tại một điều ước quốc tế rất quan trọng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế và đó là CISG. CISG có được áp dụng không? Trong vụ việc trên, “các Bên đã thỏa thuận rằng nếu luật Singapore không được áp dụng, thì luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Hội đồng Trọng tài chấp nhận thỏa thuận đó”. Liên quan đến CISG nêu trên (không được các Bên thỏa thuận chọn áp dụng cho hợp đồng), theo Hội đồng Trọng tài, “Nguyên đơn trình bày và Hội đồng Trọng tài chấp nhận, rằng Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 ( CISG ) không áp dụng cho vụ việc này vì hai lý do. Thứ nhất, Việt Nam không phải là quốc gia thành viên của CISG. Thứ hai là, mặc dù Singapore là quốc gia thành viên của CISG, nhưng Singapore bảo lưu đối với Điều 1.1(b) của CISG do vậy CISG không áp dụng cho những trường hợp như vụ việc này: hợp đồng được ký giữa một bên Singapore và một bên Việt Nam và luật Singapore, ít nhất là trong một phạm vi nhất định, là luật điều chỉnh của hợp đồng”. Như vậy, CISG không được áp dụng và một trong những lý do của việc không áp dụng là “Việt Nam không phải là quốc gia thành viên của CISG”. Ở thời điểm của vụ tranh chấp, Việt Nam mới đang tiến hành gia nhập, chưa là thành viên của CISG nên Trọng tài chưa thể áp dụng. Bởi lẽ, theo khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất”. Ở đây, các Bên đã thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật Việt Nam trong khi đó Việt Nam chưa là thành viên của CISG nên không có cơ sở để Trọng tài áp dụng CISG. Ngày nay, Việt Nam là thành viên của CISG nên nếu hoàn cảnh tương tự xảy ra thì khả năng áp dụng CISG tồn tại. Trong vụ việc trên, các Bên còn thỏa thuận áp dụng hệ thống pháp luật Singapore và Singapore đã là thành viên của CISG. Thông thường, khi một nước là thành viên của CISG, CISG trở thành một bộ phận của hệ thống pháp luật của nước đã là thành viên và, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, CISG sẽ được áp dụng. Thực tế, Singapore đã là thành viên của CISG nhưng Hội đồng Trọng tài vẫn không áp dụng Công ước này. Sở dĩ Hội đồng Trọng tài không áp dụng CISG cho dù các Bên đã thỏa thuận áp dụng pháp luật Singapore và Singapore đã là thành viên của Công ước là vì Singapore đã có bảo lưu khi là thành viên của Công ước. Cụ thể, khoản 1 Điều 1 CISG quy định “Công ước này được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở tại các nước khác nhau khi các nước này là thành viên của Công ước (a); hoặc khi quy định của Tư pháp quốc tế dẫn tới áp dụng pháp luật của một nước thành viên của Công ước (b)”. Với điểm b vừa nêu, chỉ cần pháp luật của nước thành viên được áp dụng thì Công ước được áp dụng. Trong vụ việc được phân tích, các Bên đã thỏa thuận áp dụng pháp luật Singapore (là thành viên của Công ước) nhưng Singapore đã bảo lưu không áp dụng điểm b nên CISG chỉ được áp dụng khi một bên có trụ sở tại Singapore và bên còn lại có trụ sở tại nước thành viên khác. Điều đó cũng có nghĩa là hợp đồng trong vụ việc được phân tích không được điều chỉnh bởi CISG vì, ở thời điểm tranh chấp, bên còn lại của hợp đồng có trụ sở tại Việt Nam và Việt Nam chưa là thành viên của CISG. Ngày nay, Việt Nam đã là thành viên của CISG nên, theo quy định trên, khả năng áp dụng CISG tồn tại. Qua nội dung trên, chúng ta thấy ngày nay khả năng áp dụng CISG có thể không tồn tại ngay cả khi các bên thoả thuận chọn pháp luật của một quốc gia mà quốc gia này đã là thành viên của CISG và đây là điểm doanh nghiệp cần lưu ý.
#078 | Xác định pháp luật điều chỉnh khi các bên không có thỏa thuận
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty Việt Nam (Nguyên đơn) xác lập hợp đồng mua bán với Công ty Singapore (Bị đơn). Hợp đồng không quy định chịu sự điều chỉnh của luật nào và các bên có tranh chấp về pháp luật áp dụng. Trên cơ sở hồ sơ, Hội đồng Trọng tài đã quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam. Bài học kinh nghiệm : Với sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc doanh nghiệp Việt Nam xác lập hợp đồng có yếu tố nước ngoài không còn xa lạ và vụ việc trên đã cho thấy điều này. Khi hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì có thể có xung đột pháp luật. Chẳng hạn, bên nước ngoài có thể yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài còn bên Việt Nam yêu cầu áp dụng pháp luật Việt Nam. Nếu trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận hệ thống pháp luật điều chỉnh thì áp dụng hệ thống pháp luật mà các bên thỏa thuận như chúng ta đã thấy trong chủ đề trước. Khó khăn phát sinh khi các bên không có thỏa thuận về pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Trong vụ việc trên, các bên không có thỏa thuận về pháp luật điều chỉnh. Nguyên đơn theo hướng áp dụng pháp luật Việt Nam và viện dẫn pháp luật Việt Nam. Còn Bị đơn cho rằng luật áp dụng phù hợp cho hợp đồng giữa các Bên là Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), do đối với Nguyên đơn và Bị đơn, CISG thỏa mãn được các tiêu chí về tính quốc tế và tính trung lập. Vẫn theo Bị đơn, trong trường hợp CISG không được lựa chọn thì luật áp dụng đối với hợp đồng sẽ là luật Anh hoặc luật Singapore, do luật Anh được phát triển qua nhiều thế kỷ và đang được áp dụng rộng rãi trong các tranh chấp thương mại. Luật Singapore được hình thành từ và tương đồng với luật Anh, vì vậy cũng phù hợp với vụ tranh chấp này. Bị đơn không đồng ý quan niệm cho rằng luật Việt Nam là luật nội dung có quan hệ mật thiết nhất với vụ tranh chấp. Trái lại, theo Bị đơn, luật Singapore có quan hệ chặt chẽ hơn với vụ tranh chấp. Trước sự không thống nhất giữa các Bên về pháp luật áp dụng, cần áp dụng quy định về xung đột pháp luật để xác định pháp luật điều chỉnh. Ở thời điểm có tranh chấp, khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, “trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định”. Trên cơ sở quy định này, khoản 2 Điều 24 Quy tắc tố tụng trọng tài VIAC hiện hành, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trường hợp các bên không chọn hoặc đạt được bất kỳ thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài sẽ áp dụng pháp luật mà Hội đồng cho rằng phù hợp. Quy định vừa nêu được nhắc lại trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo đó “nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất” (khoản 2 Điều 14). Như vậy, pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại ổn định về cách thức xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi các bên không thống nhất về pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, cách thức xác định pháp luật còn khá chung chung. Trong vụ việc trên, Hội đồng Trọng tài theo hướng áp dụng pháp luật Việt Nam và, để đạt được kết quả này, Hội đồng Trọng tài đã lập luận như sau: “khi xem xét tất cả các yếu tố có mối liên hệ gần nhất với tranh chấp giữa các Bên, Hội đồng Trọng tài nhận thấy (i) Nguyên đơn (Bên bán) có trụ sở tại Việt Nam; (ii) Hàng hóa nêu trong các hợp đồng được giao tại Việt Nam (cảng Hải Phòng); (iii) Hầu hết các giai đoạn của việc thực hiện các hợp đồng đã xảy ra tại Việt Nam. Tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, người làm chứng của Bị đơn đã trình bày rằng với tư cách là Trưởng văn phòng đại diện của Bên mua (Bị đơn) tại Việt Nam, nên ông chỉ có vai trò làm cầu nối giữa Bên mua và Bên bán, việc soạn thảo các hợp đồng đã diễn ra tại Singapore, dựa trên nhận thức của Bên mua. Tuy nhiên ý kiến trình bày này cũng đã không giúp cho Bị đơn chứng minh được rằng pháp luật Singapore có mối liên hệ mật thiết với tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Hội đồng Trọng tài cho rằng, Bị đơn đã không có đủ bằng chứng để chứng minh một cách thuyết phục rằng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật Anh hay pháp luật Singapore là phù hợp. Hội đồng Trọng tài kết luận pháp luật Việt Nam là luật áp dụng phù hợp để giải quyết tranh chấp từ các hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn”. Từ vụ việc trên, doanh nghiệp biết rằng họ được quyền thỏa thuận với đối tác về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhưng, nếu họ không đạt được thỏa thuận về chủ đề này, Hội đồng Tình tiết sự kiện : Công ty Việt Nam (Nguyên đơn) xác lập hợp đồng mua bán với Công ty Singapore (Bị đơn). Hợp đồng không quy định chịu sự điều chỉnh của luật nào và các bên có tranh chấp về pháp luật áp dụng. Trên cơ sở hồ sơ, Hội đồng Trọng tài đã quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam. Bài học kinh nghiệm : Với sự hội nhập kinh tế quốc tế, việc doanh nghiệp Việt Nam xác lập hợp đồng có yếu tố nước ngoài không còn xa lạ và vụ việc trên đã cho thấy điều này. Khi hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì có thể có xung đột pháp luật. Chẳng hạn, bên nước ngoài có thể yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài còn bên Việt Nam yêu cầu áp dụng pháp luật Việt Nam. Nếu trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận hệ thống pháp luật điều chỉnh thì áp dụng hệ thống pháp luật mà các bên thỏa thuận như chúng ta đã thấy trong chủ đề trước. Khó khăn phát sinh khi các bên không có thỏa thuận về pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Trong vụ việc trên, các bên không có thỏa thuận về pháp luật điều chỉnh. Nguyên đơn theo hướng áp dụng pháp luật Việt Nam và viện dẫn pháp luật Việt Nam. Còn Bị đơn cho rằng luật áp dụng phù hợp cho hợp đồng giữa các Bên là Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), do đối với Nguyên đơn và Bị đơn, CISG thỏa mãn được các tiêu chí về tính quốc tế và tính trung lập. Vẫn theo Bị đơn, trong trường hợp CISG không được lựa chọn thì luật áp dụng đối với hợp đồng sẽ là luật Anh hoặc luật Singapore, do luật Anh được phát triển qua nhiều thế kỷ và đang được áp dụng rộng rãi trong các tranh chấp thương mại. Luật Singapore được hình thành từ và tương đồng với luật Anh, vì vậy cũng phù hợp với vụ tranh chấp này. Bị đơn không đồng ý quan niệm cho rằng luật Việt Nam là luật nội dung có quan hệ mật thiết nhất với vụ tranh chấp. Trái lại, theo Bị đơn, luật Singapore có quan hệ chặt chẽ hơn với vụ tranh chấp. Trước sự không thống nhất giữa các Bên về pháp luật áp dụng, cần áp dụng quy định về xung đột pháp luật để xác định pháp luật điều chỉnh. Ở thời điểm có tranh chấp, khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, “trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định”. Trên cơ sở quy định này, khoản 2 Điều 24 Quy tắc tố tụng trọng tài VIAC hiện hành, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trường hợp các bên không chọn hoặc đạt được bất kỳ thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài sẽ áp dụng pháp luật mà Hội đồng cho rằng phù hợp. Quy định vừa nêu được nhắc lại trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo đó “nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất” (khoản 2 Điều 14). Như vậy, pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại ổn định về cách thức xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi các bên không thống nhất về pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, cách thức xác định pháp luật còn khá chung chung. Trong vụ việc trên, Hội đồng Trọng tài theo hướng áp dụng pháp luật Việt Nam và, để đạt được kết quả này, Hội đồng Trọng tài đã lập luận như sau: “khi xem xét tất cả các yếu tố có mối liên hệ gần nhất với tranh chấp giữa các Bên, Hội đồng Trọng tài nhận thấy (i) Nguyên đơn (Bên bán) có trụ sở tại Việt Nam; (ii) Hàng hóa nêu trong các hợp đồng được giao tại Việt Nam (cảng Hải Phòng); (iii) Hầu hết các giai đoạn của việc thực hiện các hợp đồng đã xảy ra tại Việt Nam. Tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, người làm chứng của Bị đơn đã trình bày rằng với tư cách là Trưởng văn phòng đại diện của Bên mua (Bị đơn) tại Việt Nam, nên ông chỉ có vai trò làm cầu nối giữa Bên mua và Bên bán, việc soạn thảo các hợp đồng đã diễn ra tại Singapore, dựa trên nhận thức của Bên mua. Tuy nhiên ý kiến trình bày này cũng đã không giúp cho Bị đơn chứng minh được rằng pháp luật Singapore có mối liên hệ mật thiết với tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Hội đồng Trọng tài cho rằng, Bị đơn đã không có đủ bằng chứng để chứng minh một cách thuyết phục rằng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật Anh hay pháp luật Singapore là phù hợp. Hội đồng Trọng tài kết luận pháp luật Việt Nam là luật áp dụng phù hợp để giải quyết tranh chấp từ các hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn”. Từ vụ việc trên, doanh nghiệp biết rằng họ được quyền thỏa thuận với đối tác về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhưng, nếu họ không đạt được thỏa thuận về chủ đề này, Hội đồng Trọng tài xác định pháp luật điều chỉnh phù hợp với quan hệ hợp đồng có tranh chấp. Vụ việc cho thấy hệ thống pháp luật được Hội đồng Trọng tài xác định là phù hợp nhất chính là pháp luật có mối liên hệ mật thiết nhất với quan hệ có tranh chấp và đây cũng là xu hướng chung trên thế giới trong việc xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận. Do đó, khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần chuẩn bị chứng cứ để chứng minh rằng hệ thống pháp luật mà mình mong muốn áp dụng có quan hệ mật thiết nhất với quan hệ có tranh chấp. Nếu đưa ra được chứng cứ theo nội dung vừa nêu, sẽ dễ nhận biết được hệ thống pháp luật nào sẽ điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Trọng tài xác định pháp luật điều chỉnh phù hợp với quan hệ hợp đồng có tranh chấp. Vụ việc cho thấy hệ thống pháp luật được Hội đồng Trọng tài xác định là phù hợp nhất chính là pháp luật có mối liên hệ mật thiết nhất với quan hệ có tranh chấp và đây cũng là xu hướng chung trên thế giới trong việc xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận. Do đó, khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần chuẩn bị chứng cứ để chứng minh rằng hệ thống pháp luật mà mình mong muốn áp dụng có quan hệ mật thiết nhất với quan hệ có tranh chấp. Nếu đưa ra được chứng cứ theo nội dung vừa nêu, sẽ dễ nhận biết được hệ thống pháp luật nào sẽ điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
#077 | Thỏa thuận áp dụng nhiều hệ thống pháp luật
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty Malaysia (Nguyên đơn) và Công ty Việt Nam (Bị đơn) có ký hợp đồng. Các Bên thỏa thuận áp dụng pháp luật Singapore và pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ hợp đồng và thỏa thuận này được Hội đồng Trọng tài chấp nhận. Bài học kinh nghiệm : Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, không hiếm khi gặp trường hợp các thỏa thuận áp dụng nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng? Loại thỏa thuận này có được chấp nhận không? Trong vụ việc trên, các Bên thỏa thuận " Luật áp dụng trong trường hợp không có quy định trong hợp đồng: luật Singapore ". Theo Hội đồng Trọng tài, “Điều khoản này không hoàn toàn rõ ràng. Điều khoản này chỉ quy định rằng với những vấn đề hợp đồng không có quy định, luật Singapore sẽ được áp dụng nhưng lại không nói rõ luật nào áp dụng trong các trường hợp khác”. Thực tế, “trong phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, các Bên đã thỏa thuận rằng nếu luật Singapore không được áp dụng, thì luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Hội đồng Trọng tài chấp nhận thỏa thuận đó. Tuy nhiên, đối với hầu hết các vấn đề trong vụ tranh chấp này, quy định của luật Singapore và luật Việt Nam là giống nhau. Do vậy, trên thực tế cũng không phát sinh vấn đề về xung đột pháp luật”. Như vậy, Hội đồng Trọng tài chấp nhận cho các Bên thỏa thuận áp dụng pháp luật của Singapore và pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Hướng giải quyết này là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo đó “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn”, với quy định tại khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân sự năm 2005 theo đó “quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác”. Quy định vừa nêu cho phép các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng và không giới hạn số lượng hệ thống pháp luật mà các bên được quyền thỏa thuận chọn nên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận áp dụng nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng như các Bên đã làm trong vụ việc trên. Hướng tương tự vẫn được duy trì trong Bộ luật dân sự năm 2015 vì Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng”. Vấn đề tiếp theo là xác định phạm vi điều chỉnh của từng hệ thống pháp luật cho quan hệ hợp đồng. Về mặt lý thuyết có nhiều cách thức để xác định phạm vi điều chỉnh của từng hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, các bên có thể thỏa thuận rằng hệ thống pháp luật nước A điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng và hệ thống pháp luật nước B điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng. Các bên cũng có thể thỏa thuận hệ thống pháp luật nước B được áp dụng khi hệ thống pháp luật A không có quy định điều chỉnh (ưu tiên áp dụng một hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật còn lại mang tính bổ sung). Trong vụ việc trên, các Bên đã thỏa thuận ưu tiên hệ thống pháp luật của Singapore so với hệ thống pháp luật Việt Nam. Cách thỏa thuận này phù hợp với quy định nêu trên và đã được Hội đồng Trọng tài chấp nhận. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc xác định phạm vi điều chỉnh của từng hệ thống pháp luật chỉ thực sự cần thiết khi các hệ thống pháp luật được lựa chọn là khác nhau nhưng, theo Hội đồng Trọng tài trong vụ việc nêu trên, “đối với hầu hết các vấn đề trong vụ tranh chấp này, quy định của luật Singapore và luật Việt Nam là giống nhau. Do vậy, trên thực tế cũng không phát sinh vấn đề về xung đột pháp luật”. Trong những trường hợp vừa nêu, việc xác định áp dụng pháp luật của nước nào được ưu tiên áp dụng không thực sự quan trọng vì nội dung của cả hai hệ thống pháp luật là giống nhau (không thực sự có xung đột pháp luật nên không nhất thiết phải tìm ra hệ thống pháp luật nào được ưu tiên áp dụng). Chẳng hạn, liên quan đến giải thích hợp đồng, Hội đồng Trọng tài cho rằng “quy tắc giải thích hợp đồng, dù theo luật Singapore hay luật Việt Nam, đòi hỏi Hội đồng Trọng tài phải dựa trên ngôn từ cụ thể của hợp đồng, với ý nghĩa thông thường có xét đến tính chất thương mại và nội dung hợp đồng nói chung (xem Zurich Insurance (Singapore) Pte Ltd. v. B-Gold Interior Design & Construction Pte Ltd . [2008] 3 SLR(R) 1029 và Điều 409 của Bộ luật dân sự năm 2005)”. Tương tự, theo Hội đồng Trọng tài, “Bị đơn có quyền từ chối Thiết bị và được giải phóng khỏi nghĩa vụ thanh toán do Nguyên đơn đã vi phạm cơ bản hợp đồng. Điều này là đúng cho dù luật Singapore hay luật Việt Nam áp dụng cho vấn đề này”. Từ vụ việc trên, doanh nghiệp biết rằng họ được thỏa thuận áp dụng nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Để tránh khó khăn trong việc xác định phạm vi áp dụng của từng hệ thống pháp luật, doanh nghiệp nên lưu ý về việc xác định trong trường hợp nào từng hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng và thỏa thuận như các Bên trong tranh chấp nêu trên là một trong những loại thỏa thuận nên làm theo (ưu tiên áp dụng hệ thống pháp luật một nước và hệ thống pháp luật còn lại sẽ được áp dụng để bổ sung).
#076 | Thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty vận tải T (Nguyên đơn - Bên mua bảo hiểm) ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm N (Bị đơn - Bên bảo hiểm). Trong hợp đồng, các Bên thỏa thuận áp dụng pháp luật của Anh và thỏa thuận này đã được Hội đồng Trọng tài chấp nhận. Bài học kinh nghiệm : Trong thực tế thương mại, chúng ta đôi khi gặp trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh hợp đồng. Thỏa thuận loại này có được chấp nhận không? Trong vụ việc trên, các Bên thỏa thuận tại Điều 2 trong hợp đồng rằng Luật áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm này là Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010, Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005. Những điểm Bộ luật hàng hải chưa quy định thì áp dụng Luật, Tập quán bảo hiểm hàng hải Anh. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Bị đơn viện dẫn pháp luật của Anh và, căn cứ vào Điều 1.2 của hợp đồng, Điều 6.1 Quy tắc bảo hiểm ITC 1995, Điều 246.1.a Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Điều 39.5 Luật Bảo hiểm hàng hải Anh quốc, Bị đơn cho rằng yêu cầu đòi bồi thường tổn thất của Nguyên đơn là không có căn cứ pháp lý. Ở đây, các Bên thỏa thuận khả năng áp dụng pháp luật của Anh và Bị đơn đã khai thác pháp luật của Anh để bảo vệ quyền lợi của mình. Về phía mình, Hội đồng Trọng tài xét rằng “căn cứ Khoản 2 Điều 22 Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012), khoản 4 Điều 3 và khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005 và thỏa thuận giữa Nguyên đơn và Bị đơn, pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn là pháp luật Việt Nam và Luật, Tập quán bảo hiểm hàng hải Anh. Tại Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, Nguyên đơn và Bị đơn cho rằng tranh chấp này phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm về yêu cầu thanh toán bồi thường cho rủi ro được bảo hiểm nên luật áp dụng là Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Hàng hải năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, Nguyên đơn và Bị đơn thống nhất áp dụng Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu của Hội những người bảo hiểm London ngày 01/11/1995 (gọi tắt là Quy tắc bảo hiểm ITC). Vì vậy, Quy tắc bảo hiểm ITC cũng là luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn”. Phần trên cho thấy Hội đồng Trọng tài chấp nhận thỏa thuận của các Bên về khả năng áp dụng pháp luật của Anh và, trong khi giải quyết, Hội đồng Trọng tài cũng viện dẫn tới pháp luật của Anh. Chẳng hạn, liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, Hội đồng Trọng tài cho rằng “rủi ro mắc cạn của tàu TB 05 do gặp sóng to, gió lớn làm trôi neo là rủi ro được bảo hiểm thuộc trường hợp tổn thất hay tổn hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi Hiểm họa của biển, sông, hồ hoặc vùng nước có thể hoạt động được quy định tại Mục I phần Tóm tắt các điều khoản bảo hiểm của Đơn bảo hiểm. Rủi ro này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 244, Khoản 1 Bộ luật hàng hải cũng như Điều 55, Khoản 1 Luật Bảo hiểm hàng hải Anh”. Như vậy, các Bên thỏa thuận khả năng áp dụng pháp luật của Anh và thỏa thuận này được Hội đồng Trọng tài chấp nhận (Hội đồng Trọng tài cũng đã khai thác pháp luật của Anh khi giải quyết tranh chấp). Thực ra, khả năng thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài đã được Luật Trọng tài thương mại năm 2010 ghi nhận tại khoản 2 Điều 14 theo đó “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn”. Điều đó có nghĩa là Luật cho phép các Bên lựa chọn áp dụng pháp luật và ở đây các Bên đã lựa chọn áp dụng cả pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam. Đối với khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài, điều luật trên áp dụng “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài” và, do đó, thỏa thuận áp dụng pháp luật Anh nêu trên chỉ được chấp nhận “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài” [1] . Từ đó, cần phải xác định quan hệ tranh chấp có yếu tố nước ngoài hay không? Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không định nghĩa tranh chấp có yếu tố nước ngoài và quy định viện dẫn tới Bộ luật dân sự năm 2005 tại khoản 4 Điều 3 theo đó “tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự”. Thực tế, Bộ luật dân sự có đưa ra những dấu hiệu để xác định quan hệ có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, theo Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005, “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Bộ luật dân sự năm 2015 có sự thay đổi so với Bộ luật dân sự năm 2005 vì quy định “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài” (khoản 2 Điều 663). Quy định trên đưa ra hai loại dấu hiệu nhận biết quan hệ có yếu tố nước ngoài: Loại dấu hiệu mang tính chủ quan tập trung vào chủ thể tham gia vào quan hệ và loại dấu hiệu mang tính khách quan tập trung vào xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hay tài sản liên quan đến quan hệ. Ở vụ việc trên, cả hai Bên đều là công ty Việt Nam. Do đó, không thể dựa vào yếu tố chủ quan để xác định quan hệ có yếu tố nước ngoài. Vậy, Hội đồng Trọng tài đã xác định có yếu tố nước ngoài dựa vào yếu tố nào? Thực ra, đối tượng được bảo hiểm là chiếc tàu của Bên mua bảo hiểm bị mắc cạn tại Philipines và điều này cho thấy quan hệ giữa các Bên liên quan đến tài sản ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa là quan hệ giữa các Bên đang có tranh chấp có yếu tố nước ngoài nên, trên cơ sở Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các Bên được thỏa thuận chọn áp dụng pháp luật nước ngoài. Ở đây, chúng ta thấy các Bên đã lựa chọn hai hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo hiểm là pháp luật Việt Nam và pháp luật của Anh trong trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định. Khả năng thỏa thuận chọn 2 hệ thống pháp luật như vậy không được ghi nhận một cách minh thị tại Điều 14 nêu trên. Tuy nhiên, với nội hàm “Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn”, chúng ta có thể hiểu rằng pháp luật hiện hành cho phép các bên thỏa thuận như trên và việc Hội đồng Trọng tài chấp nhận thỏa thuận của các Bên là phù hợp với quy định. Lưu ý là, đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài như vụ việc trên, khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 còn quy định “nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất”. Quy định này trao cho Hội đồng Trọng tài quyền xác định pháp luật điều chỉnh và, trong thực tế, Hội đồng Trọng tài thường dựa vào nhiều yếu tố để xác định pháp luật điều chỉnh. Ví dụ, một Phán quyết trọng tài khác ghi “Hợp đồng có tranh chấp có mối quan hệ với Việt Nam vì một bên là Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam và Người thụ hưởng L/C là một doanh nghiệp Việt Nam, một số chứng từ do cơ quan Việt Nam cấp. Hợp đồng đang tranh chấp cũng có mối quan hệ với Trung Quốc vì một bên là Trung Quốc, hàng hóa được giao tại Trung Quốc, Ngân hàng thanh toán L/C là một Ngân hàng Trung quốc, phân tích hàng hóa do một tổ chức của Trung Quốc tiến hành. Tuy nhiên, trong Đơn khởi kiện, Nguyên đơn theo hướng áp dụng “ luật Việt Nam ” và Đơn khởi kiện đã được gửi đến Bị đơn một cách hợp lệ nhưng Bị đơn không có ý kiến khác. Vì vậy, Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp”. Như vậy, đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp biết rằng họ được quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật cho quan hệ của mình. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, Hội đồng Trọng tài sẽ tự xác định hệ thống pháp luật thích ứng. Để chắc chắn về hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ với đối tác, doanh nghiệp nên thỏa thuận về pháp luật điều chỉnh như các bên đã làm trong vụ việc trên và thỏa thuận này được Trọng tài chấp nhận. [1] Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, các bên không có sự lựa chọn vì khoản 1 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã khẳng định “Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp”.
#075 | Xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hợp đồng
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty B (nguyên đơn) và Công ty L (Bị đơn) xác lập với nhau hai hợp đồng. Ở đây, Nguyên đơn là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và người ký hợp đồng trong phần của Nguyên đơn là một cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tài xác định quan hệ không có yếu tố nước ngoài nên vận dụng các quy định về quan hệ không có yếu tố nước ngoài. Bài học kinh nghiệm : Với sự mở cửa, doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các quan hệ có yếu tố nước ngoài trở thành phổ biến. Hiện nay, chúng ta có những quy định riêng cho quan hệ có yếu tố nước ngoài và quy định riêng cho quan hệ không có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn, nếu là quan hệ có yếu tố nước ngoài, các bên được thỏa thuận chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ của họ (pháp luật Việt Nam hay pháp luật khác) trên cơ sở khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo đó “đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất”. Ngược lại, đối với quan hệ không có yếu tố nước ngoài, cần phải áp dụng pháp luật Việt Nam trên cơ sở khoản 1 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo đó “đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp”. Như vậy, việc xác định một quan hệ có yếu tố nước ngoài hay không là quan trọng, kéo theo những hệ quả nhất định. Về chủ đề này, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không cho biết dấu hiệu nào được coi là yếu tố nước ngoài mà chỉ quy định tại khoản 4 Điều 3 rằng “tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự”. Do đó, cần phải xác định yếu tố nước ngoài trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rằng “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Bộ luật dân sự năm 2015 có sự thay đổi so với Bộ luật dân sự năm 2005 vì quy định “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài” (khoản 2 Điều 663). Quy định trong hai Bộ luật dân sự vừa nêu đưa ra hai loại dấu hiệu để nhận diện quan hệ có yếu tố nước ngoài: Loại thứ nhất mang yếu tố khách quan như dựa vào tài sản trong quan hệ và loại thứ hai dựa vào chủ thể trong quan hệ. Đối với yếu tố khách quan, chúng ta sẽ có hội xem xét trong chủ đề sau còn ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới yếu tố chủ thể. Trong quan hệ trên, Nguyên đơn là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Vậy đây có là dấu hiệu để khẳng định quan hệ có yếu tố nước ngoài không? Theo Hội đồng Trọng tài, “Nguyên đơn được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng ký hoạt động tại Việt Nam trong khi đó theo khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh ”. Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự nêu trên, việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (cho dù là 100%) không là dấu hiệu để xác định có yếu tố nước ngoài khi doanh nghiệp này được đăng ký, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Hướng giải quyết cho hoàn cảnh tương tự trên không thay đổi khi áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2014 vì khoản 9 Điều 4 Luật này quy định “doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam”. Trong vụ việc trên, trong những người ký hai hợp đồng có người nước ngoài là ông D. Đây có là dấu hiệu để xác định hợp đồng có yếu tố nước ngoài không? Theo Hội đồng Trọng tài, “người này ký hai hợp đồng với tư cách đại diện Nguyên đơn nên chủ thể tham gia vào hợp đồng có tranh chấp không là ông D mà là Nguyên đơn (người được đại diện). Vì vậy, chủ thể xác lập hai hợp đồng có tranh chấp không là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài . Đồng thời, hai hợp đồng có tranh chấp được xác lập và thực hiện ở Việt Nam nên Hội đồng Trọng tài nhận thấy quan hệ có tranh chấp không có yếu tố nước ngoài”. Ở đây, có người nước ngoài nhưng người nước ngoài không là một bên trong hợp đồng vì chỉ là người đại diện cho một bên Việt Nam trong hợp đồng nên hợp đồng được xác lập không có yếu tố nước ngoài. Kết hợp hai phân tích nêu trên, Hội đồng Trọng tài đã đi đến kết luận “do quan hệ hợp đồng có tranh chấp không có yếu tố nước ngoài nên căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 nêu trên, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Việc áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp quan hệ hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn cũng phù hợp với nội dung của hai hợp đồng có tranh chấp vì, trong hai hợp đồng, các Bên khẳng định áp dụng pháp luật Việt Nam”. Từ vụ việc trên, doanh nghiệp biết rằng quan hệ có yếu tố nước ngoài có những quy định đặc thù so với quan hệ không có yếu tố nước ngoài. Về dấu hiệu để nhận biết quan hệ có yếu tố nước ngoài hay không thì cần căn cứ vào Bộ luật dân sự và việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng được thành lập, hoạt động ở Việt Nam cũng như việc tồn tại người đại diện nước ngoài không là yếu tố để xác định quan hệ có yếu tố nước ngoài. *Tuyên bố bảo lưu: Bài viết được đăng tải với mục tiêu cung cấp thông tin có giá trị tham khảo đối với các Trọng tài viên, các bên tranh chấp, những người tham gia tố tụng trọng tài cũng như những người đang nghiên cứu và tìm hiểu về phương thức trọng tài thương mại và không có bất kỳ mối liên hệ hay có mục đích nhằm thể hiện ý kiến, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Mọi sự dẫn chiếu, trích dẫn từ bên thứ ba bất kỳ đến một phần hoặc toàn bộ nội dung tại bài viết này đều không có giá trị và không được VIAC thừa nhận.
#074 | Quyền lợi của các bên trong trường hợp văn bản chồng chéo
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty V (Nguyên đơn) mua bảo hiểm tại Công ty B (Bị đơn), thời hạn bảo hiểm là 12 tháng từ ngày 25/04/2013 đến ngày 25/04/2014 và việc thanh toán được chia thành 4 kỳ trong đó đối với kỳ 3 làm phát sinh tranh chấp thanh toán chậm nhất vào ngày 10/11/2013. Sau đó, các bên có tranh chấp về thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm xuất phát từ việc Bên mua bảo hiểm không thanh toán kỳ 3 như thỏa thuận. Trước sự không thống nhất giữa Luật và Thông tư về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, Hội đồng Trọng tài đã loại trừ Thông tư và áp dụng Luật theo hướng Bên mua bảo hiểm vẫn được bồi thường. Bài học kinh nghiệm : Tối ngày 25/11/2013, tàu của Nguyên đơn có tai nạn và, sau khi nhận được hướng dẫn của Bị đơn về việc nộp phí bảo hiểm Kỳ 3, ngày 26/11/2013 Nguyên đơn đã nộp phí bảo hiểm Kỳ 3. Đến ngày 28/11/2013, Nguyên đơn nhận được thông báo của Bị đơn với nội dung Bị đơn không chấp nhận bảo hiểm do hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt hiệu lực (và trả lại phí bảo hiểm kỳ 3). Vấn đề đặt ra là ở thời điểm tàu có tai nạn hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt chưa? Nếu hợp đồng đã chấm dứt ở thời điểm này, Bên mua bảo hiểm không được bồi thường; còn ngược lại thì Bên mua bảo hiểm vẫn được bồi thường. Trong vụ việc trên, thời hạn bảo hiểm là 1 năm và được chia thành 4 kỳ bắt đầu từ ngày 25/04/2013. Do đó, kỳ 3 có thời hạn từ ngày 25/10/2013 đến ngày 25/01/2014. Ở kỳ 3, theo hợp đồng, Bên mua bảo hiểm phải đóng bảo hiểm chậm nhất vào ngày 10/11/2013. Cũng theo hợp đồng, “ Trong mọi trường hợp, nếu quá ngày nộp phí theo các kỳ hạn trên, Người được bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm hoặc nộp phí bảo hiểm không đầy đủ cho Người bảo hiểm và các bên không có thỏa thuận bằng văn bản về việc gia hạn nộp phí thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày kế tiếp ngày cuối cùng của kỳ phí đến hạn thanh toán nói trên ”. Đối với kỳ hạn này, việc đóng phí bảo hiểm chậm nhất là ngày 10/11/2013 nhưng đến 26/11/2013 Bên mua bảo hiểm mới đóng phí bảo hiểm của kỳ 3. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt (do không đóng phí bảo hiểm) thì, theo thỏa thuận nêu trên, hợp đồng bảo hiểm “ chấm dứt hiệu lực vào ngày kế tiếp ngày cuối cùng của kỳ phí đến hạn thanh toán ”, tức ngày 26/01/2014. Nói cách khác, theo thỏa thuận của các bên, nếu hợp đồng chấm dứt thì chấm dứt vào ngày 26/01/2014. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, để từ chối bảo hiểm, Bị đơn đã viện dẫn Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/07/2012 của Bộ Tài chính với nội dung “trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ tự chấm dứt hiệu lực bảo hiểm vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Quy định này xác định hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực “vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận” và, nếu áp dụng vào hoàn cảnh nêu trên, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt vào 11/10/2013 do thời điểm cuối cùng phải thanh toán là ngày 10/10/2013. Quy định này không nêu là các bên được thỏa thuận thời điểm khác (trong khi đó, theo thỏa thuận của các bên, hợp đồng chấm dứt ở thời điểm muộn hơn là ngày 26/01/2014). Liên quan đến thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, khoản 2 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 còn quy định “Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”. Quy định này xác định hợp đồng bảo hiểm chấm dứt “bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm” nhưng lại cho phép “các bên có thoả thuận khác” trong khi đó các bên đã có thỏa thuận khác về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Nếu chiếu theo quy định này, các bên được thỏa thuận khác và thỏa thuận nêu trên phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010. Điều đó có nghĩa là giữa Thông tư và Luật có sự khác biệt nhau và Hội đồng Trọng tài cũng khẳng định điều này khi xét rằng “về cùng một vấn đề nhưng hai văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm có những quy định khác nhau”. Vấn đề tiếp theo là phải giải quyết sự khác nhau này như thế nào? Cuối cùng, Hội đồng Trọng tài đã xác định “do Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực pháp lý cao hơn Thông tư số 125/2012/TT-BTC (văn bản dưới luật), căn cứ khoản 2 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng Trọng tài áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 để giải quyết vụ tranh chấp”. Ở đây, Hội đồng Trọng tài đã ưu tiên áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm so với Thông tư và việc này dựa vào quy định theo đó “trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Trong thực tế, việc doanh nghiệp phải đối mặt với sự chồng chéo văn bản như nêu trên là phổ biến. Vụ việc trên liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhưng hoàn cảnh tương tự (xung đột giữa các văn bản về cùng một vấn đề) có thể tồn tại đối với những hợp đồng khác. Trước những hoàn cảnh như vậy, doanh nghiệp biết rằng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn sẽ được ưu tiên áp dụng như Hội đồng Trọng tài đã làm trong vụ việc nêu trên. Điều đó có nghĩa là, trong trường hợp chồng chéo văn bản về cùng một vấn đề, quyền lợi của các bên được xác định theo văn bản có hiệu lực cao hơn.
#073 | Hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp văn bản pháp luật thay đổi
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty nước ngoài (Nguyên đơn) và Công ty Việt Nam (Bị đơn) ký kết hợp đồng đăng ký và mua cổ phần vào năm 2009. Trong hợp đồng, các Bên thỏa thuận việc Bị đơn mua lại cổ phần khi hội đủ một số điều kiện. Khi có tranh chấp, Bị đơn yêu cầu áp dụng một Nghị định năm 2012 nhưng không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận. Bài học kinh nghiệm : Với sự mở cửa cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật Việt Nam thay đổi rất nhanh; nhiều văn bản mới có quy định khác quy định trước nên dẫn đến việc xung đột pháp luật trong thời gian. Đối với trường hợp này, áp dụng pháp luật nào? Pháp luật có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết hay pháp luật có hiệu lực tại thời điểm thực hiện, tranh chấp hợp đồng? Trong vụ việc nêu trên, Bị đơn không chấp nhận mua lại cổ phần mà mình đã bán cho Nguyên đơn và một trong những lý do của việc không chấp nhận này liên quan đến Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. Cụ thể, Bị đơn cho rằng không được quyền mua lại Cổ phần của Nguyên đơn làm cổ phiếu quỹ theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 và việc Nguyên đơn buộc Bị đơn mua lại Cổ phần là trái quy định của pháp luật, cụ thể là khoản 2 Điều 38 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012. Ngoài ra, Bị đơn còn lập luận rằng “ mặc dù hợp đồng đăng ký và mua cổ phần ký kết trước ngày NĐ được ban hành nhưng khi phát sinh các giao dịch liên quan đến hợp đồng này, NĐ58 và các văn bản hiện hành phải được áp dụng để xem xét tính hợp pháp của giao dịch đó ”. Như vậy, Bị đơn đã viện dẫn một Nghị định được ban hành năm 2012 để phủ nhận một nội dung trong hợp đồng được xác lập năm 2009. Điều đó có nghĩa là Bị đơn đã theo hướng áp dụng quy định được ban hành sau khi hợp đồng được giao kết để phủ nhận một nội dung có trong hợp đồng, cụ thể để xác định tính không hợp pháp của việc mua lại cổ phần. Tuy nhiên, theo Hội đồng Trọng tài, “lập luận này của Bị đơn là mâu thuẫn với nguyên tắc hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật. Nếu theo cách lập luận của Bị đơn, thì các văn bản quy phạm pháp luật luôn luôn có hiệu lực trở về trước trong các quan hệ hợp đồng. Bởi lẽ, các giao dịch phát sinh từ hợp đồng luôn xảy ra sau thời điểm các Bên đã giao kết, và như vậy theo cách lập luận này của Bị đơn, văn bản áp dụng để xem xét tính hiệu lực của hợp đồng, là văn bản có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hợp đồng mà không phải là văn bản có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng. Điều này không đúng với nguyên tắc hiệu lực bất hồi tố (không có hiệu lực trở về trước) của văn bản quy phạm pháp luật và có thể dẫn đến tình trọng hợp đồng không có hiệu lực trong nhiều trường hợp. Tính hợp pháp và hiệu lực của các thỏa thuận hợp đồng phải được xem xét theo các văn bản quy phạm pháp luật vào thời điểm các Bên giao kết. Các hậu quả pháp lý phát sinh từ các thỏa thuận hợp pháp (theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật vào thời điểm giao kết) có giá trị bắt buộc cho các bên cam kết. Từ các phân tích trên, Hội đồng Trọng tài kết luận, nghĩa vụ mua lại cổ phần của Bị đơn phát sinh từ các cam kết trong hợp đồng, theo quy định của pháp luật vào thời điểm năm 2009 không bị hạn chế bởi các quy định (Điều 38) của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, là văn bản chỉ có hiệu lực từ năm 2012”. Như vậy, qua vụ việc trên doanh nghiệp biết rằng tính hợp pháp và hiệu lực của các thỏa thuận hợp đồng phải được xem xét theo các văn bản quy phạm pháp luật vào thời điểm các bên giao kết nếu không có quy định khác. Điều đó có nghĩa là, nếu không có quy định khác, tính hợp pháp của hợp đồng không bị ràng buộc bởi các quy định được ban hành sau khi hợp đồng được xác lập. Hướng này giúp không làm xáo trộn các dự liệu của các bên và giúp không làm vô hiệu hóa các giao dịch đã được xác lập hợp pháp theo các quy định ở thời điểm giao kết. Doanh nghiệp cũng lưu ý thêm rằng, trong vụ việc trên, văn bản mới khắt khe hơn văn bản cũ (theo văn bản trước thì thỏa thuận mua lại được chấp nhận nhưng, theo văn bản mới, thỏa thuận mua lại này chưa chắc đã được chấp nhận) và cần áp dụng văn bản cũ. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra trường hợp văn bản mới có các quy định thuận lợi hơn văn bản cũ (chẳng hạn văn bản cũ yêu cầu thỏa thuận phải công chứng, chứng thực nhưng văn bản mới bỏ bớt yêu cầu này) và thực tiễn tại Tòa án có hướng áp dụng văn bản mới để bảo vệ hợp đồng không được giao kết hợp pháp theo văn bản cũ nhưng phù hợp với văn bản mới [1] . [1] Xem Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án , Sđd, Bản án số 20 - 22.
#072 | Áp dụng lẽ công bằng điều chỉnh hợp đồng
12/26/2023Tình tiết sự kiện : Công ty nước ngoài và Công ty Việt Nam ký hợp đồng hợp tác triển khai một dự án. Công ty nước ngoài chuyển tiền cọc và công ty Việt Nam thực hiện một số công việc để triển khai dự án. Cuối cùng, dự án không diễn ra như mong muốn và hai bên chấm dứt hợp tác. Về hệ quả, công ty Việt Nam yêu cầu chia sẻ chi phí đã đầu tư vào dự án. Thực tế, Hội đồng Trọng tài đã áp dụng “lẽ công bằng” để giải quyết yêu cầu này. Bài học kinh nghiệm : Bộ luật dân sự năm 2015 đã có một sự thay đổi lớn trong tư duy lập pháp khi quy định tại khoản 2 Điều 14 rằng “ Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng ”. Quy định này buộc cơ quan tài phán phải giải quyết những vấn đề mà chúng ta chưa có điều luật để áp dụng. Ở đây, quy định vừa nêu đề cập đến “Tòa án” nhưng tư duy tương tự cũng cần được vận hành cho Trọng tài. Thực tế, vấn đề chia sẻ chi phí đầu tư nêu trên chưa có điều luật để áp dụng, các bên cũng không có thỏa thuận về chủ đề này và Hội đồng Trọng tài đã xem xét giải quyết yêu cầu trên cơ sở lẽ công bằng. Trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, Bộ luật dân sự năm 2015 có điểm mới tích cực nữa là đã bổ sung thêm cơ sở để tạo hướng giải quyết và một trong các bổ sung đó là “lẽ công bằng”. Cụ thể, theo Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015, “ trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng ”. Ở đây, lẽ công bằng đã chính thức được ghi nhận ở Việt Nam trong văn bản quan trọng là Bộ luật dân sự năm 2015 và đây là văn bản được áp dụng cho cả tranh chấp kinh doanh, thương mại như cho tranh chấp nêu trên. Thực tế, tranh chấp giữa các bên trong vụ việc nêu trên là tranh chấp giữa những chủ thể đều tham gia vào “hoạt động thương mại” và Hội đồng Trọng tài đã áp dụng “lẽ công bằng” như chúng ta sẽ thấy ở phần dưới đây. Trong quá trình bàn thảo về việc đưa “lẽ công bằng” vào Bộ luật dân sự năm 2015 như một nguồn bổ sung, nhiều ý kiến cho rằng cần đưa ra định nghĩa “lẽ công bằng”. Thực tế, trước sự đa dạng của quan hệ cần sự điều chỉnh và trước việc không muốn giới hạn vai trò của “lẽ công bằng” cũng như thông lệ chung trên thế giới là không đưa ra định nghĩa lẽ công bằng, Bộ luật dân sự năm 2015 đã không có điều luật đưa ra định nghĩa “lẽ công bằng”. Về phía mình, khoản 3 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 theo hướng “ lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó ”. Đây là quy định trong tố tụng tại Tòa án nên không có giá trị bắt buộc đối với tố tụng trọng tài và mang tính gợi mở về lẽ công bằng. Trong vụ việc nêu trên, Hội đồng Trọng tài khai thác “lẽ công bằng” để xem xét yêu cầu về chia sẻ chi phí đầu tư khi dự án hợp tác bất thành. Cụ thể, theo Hội đồng Trọng tài, “Hợp đồng nguyên tắc không có quy định cụ thể về chủ thể chịu chi phí phát sinh từ việc thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng. Thực tế, trong hợp đồng nguyên tắc, các Bên có nêu các công việc mà các Bên phải thực hiện và cũng có quy định về Chấm dứt hợp đồng tại Điều 4 nhưng các Bên không quy định Bên nào phải chịu chi phí phát sinh từ việc thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng nguyên tắc. Các Bên cũng không quy định về chia sẻ rủi ro giữa các Bên phát sinh từ việc thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng nguyên tắc trong trường hợp các Bên không thể xác lập hợp đồng thuê lại (mặt bằng). Pháp luật cũng không có quy định cụ thể về chi phí trong trường hợp như Nguyên đơn và Bị đơn đang có trong vụ tranh chấp. Do đó, Hội đồng Trọng tài sẽ xem xét yêu cầu của Bị đơn trên cơ sở của lẽ công bằng phù với Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng ”. Cuối cùng, Hội đồng Trọng tài đã xác định “ sẽ là thuyết phục và hợp với lẽ công bằng khi cả hai Bên cùng chia sẻ những tổn thất theo hướng mỗi Bên chịu 50% tổn thất xuất phát từ việc có đầu tư vào thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng nguyên tắc nhưng mục đích cuối cùng là xác lập hợp đồng thuê lại mặt bằng không thể diễn ra ”. Đây là hướng giải quyết phù hợp với quy định hiện hành và cho thấy tầm quan trọng của lẽ công bằng trong việc bổ khuyết quy định cũng như bổ khuyết hợp đồng. Đối với doanh nghiệp, tốt hơn hết là doanh nghiệp cùng đối tác dự báo hết các vấn đề có thể xảy ra trong hợp đồng và đưa ra hướng giải quyết trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu đã có một hợp đồng và một vấn đề chưa có điều luật áp dụng và chưa được dự báo trong hợp đồng, “ lẽ công bằng ” rất hữu hiệu để giải quyết bất đồng giữa các bên như chúng ta đã thấy ở trên. *Tuyên bố bảo lưu: Bài viết được đăng tải với mục tiêu cung cấp thông tin có giá trị tham khảo đối với các Trọng tài viên, các bên tranh chấp, những người tham gia tố tụng trọng tài cũng như những người đang nghiên cứu và tìm hiểu về phương thức trọng tài thương mại và không có bất kỳ mối liên hệ hay có mục đích nhằm thể hiện ý kiến, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Mọi sự dẫn chiếu, trích dẫn từ bên thứ ba bất kỳ đến một phần hoặc toàn bộ nội dung tại bài viết này đều không có giá trị và không được VIAC thừa nhận.