...

Ấn phẩm điện tử mùa Covid-10 phát hành ngày 03/06/2020

03 Tháng 6, 2020

Trong Ấn phẩm này:

BIẾN ĐỔI THỊ TRƯỜNG VÀ KỊCH BẢN PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH

Xem xét pháp lý hành vi "xù" hợp đồng dự trữ gạo

LS Lương Văn Lý – Cố vấn cao cấp Global Vietnam Lawyers – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Theo báo chí, doanh nghiệp gạo từ chối ký hợp đồng chỉ bị chế tài mất đi khoản tiền đã nộp để bảo đảm dự thầu (khoảng từ 01% - 03% giá gói thầu), viện dẫn tại Điều 19 NĐ 63/2014/NĐ-CP. Thực tế, tại khoản 1 Điều 21 NĐ 50/2016, việc không tiến hành thương thảo hợp đồng trong lựa chọn nhà thầu, đàm phán sơ bộ hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư sẽ bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng. Về nguyên tắc, hoàn toàn có thể đưa vi phạm không ký hợp đồng ra khỏi phạm vi của Điều 19 NĐ 63/2014 để đặt nó trở lại đúng với bản chất của nó là một “vi phạm pháp luật về đấu thầu” theo Điều 90 Luật đấu thầu 2013 (về xử lý vi phạm) và có thể truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm.

Ngành gỗ đối mặt với những tàn dư từ mùa đại dịch

Ông Bùi Hữu Thêm - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA)

LS. Lê Thành Kính - Giám đốc Công ty Luật TNHH Lê Nguyễn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

 Với việc không cân đối được thu - chi, khó khăn về nguồn lực, cơ sở hoạt động, đối tác, nhiều doanh nghiệp gỗ đang tính đến phương án “đường cùng” là phá sản, giải thể doanh nghiệp. Nhưng thủ tục phá sản phức tạp hơn, hậu quả pháp lý của phá sản lại nặng nề hơn rất nhiều so với giải thể nên nếu được lựa chọn thì có lẽ không doanh nghiệp nào “dại dột” mà lựa chọn phá sản.

Kịch bản tái khởi động thị trường bđs khi đại dịch covid-19 đi qua

Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Ông Huy Nam – Chuyên gia thị trường chứng khoán – Trọng tài viên VIAC

 Sau mùa dịch, việc bất động sản có nhanh chóng quay lại đường đua thị trường hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề, một là nghĩa vụ của “giới chức” đầu tư, hai là người đầu tư. Lĩnh vực bất động sản sau dịch có khả năng tiếp tục gặp một số khó khăn từ bên mua và sự “hưng phấn” với thị trường nhà đất sau giải đoạn dịch bệnh cũng giảm xuống.

 

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ VẬN DỤNG CÔNG CỤ PHÁP LÝ

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nhận định về vấn đề khôi phục kinh tế sau đại dịch

TS. Trần Du Lịch – Đại biểu Quốc hội – Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Các chính sách này là yếu tố quan trọng bởi doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực lớn về tài chính. Đối với nhân dân, Chính phủ đang cho áp dụng gói chính sách 62.000 tỷ, bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo điều kiện để thực hiện hoạt động của các tổ chức nhằm giảm khó khăn cho người dân trong vấn đề việc làm, lương bổng.

Nền kinh tế hiện thời là nền kinh tế toàn cầu hóa, giao thương mở rộng, hội nhập mạnh mẽ, sự không tương đồng trong quá trình khống chế ảnh hưởng của dịch bệnh của các quốc gia sẽ khiến việc dự đoán mức độ phục hồi kinh tế không chuẩn xác. Chính bởi vậy, còn quá sớm để chúng ta có thể đưa ra nhận định về mức độ phục hồi hay đánh giá ngành nào phục hồi tốt hơn ngành nào.

 Tiếp sức doanh nghiệp: Giảm tiền thuê đất hữu hiệu hơn giảm thuế GTGT

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam và cũng là trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Khi giảm thuế, cần nhìn về hai góc độ: doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Nếu như doanh nghiệp chỉ có cân đối thu chi trong chính doanh nghiệp của mình, thì Nhà nước càng phải đảm bảo việc cân đối thu chi cho thị trường Việt Nam. Việc giảm 50% tiền thuê đất sẽ hợp lý và có lợi hơn giảm về thuế GTGT. Chính phủ đang tiến hành trình Quốc hội sửa đổi một số nội dung liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các đối tượng này được đề xuất giảm thuế suất từ 20% xuống 15-17%, đối với các doanh nghiệp chuyển đổi từ Hộ kinh doanh cá nhân sang Doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp này sẽ được xem xét miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài năm.

Chuyển đổi số: tìm lời giải để ngành luật bắt kịp xu hướng chung

TS Nguyễn Tuấn Hoa - Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Viện Kinh tế xanh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Luật sư Châu Huy Quang - Luật sư thành viên Rajah&Tann LCT Lawyers, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Để thực sự hiệu quả, chuyển đổi số nên được thực hiện đồng loạt, tuy nhiên, với tính chất đặc thù, việc chuyển đổi số trong ngành luật gặp không ít khó khăn. Hoạt động tư pháp xét xử vốn có yêu cầu nghiêm ngặt về trình tự theo luật định, bởi thế bất kỳ thay đổi nào, trong đó có chuyển đổi số cần có một khung pháp lý điều chỉnh phù hợp.

 

Thông tin chi tiết và tải về vui lòng truy cập tại đây.

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI