...

BẢN TIN ĐIỆN TỬ - Số 24.11.04

12 Tháng 11, 2024

Bản tin điện tử (e-Newsletter) của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát hành định kỳ mỗi hai tuần trên Website và Trang Linkedin của VIAC. Bản tin bao gồm các thông tin cập nhật về tin tức hoạt động, các sự kiện sắp tới và các thông tin xoay quanh chủ đề về giải quyết tranh chấp thay thế (ADR). Vui lòng nhấn THEO DÕI/SUBSCRIBE trang Bản tin điện tử. TẠI ĐÂY


TIN NỔI BẬT

TS. LÊ HỒNG HẠNH ĐƯỢC BẦU GIỮ CHỨC VỤ CHỦ TỊCH TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM


TS. Lê Hồng Hạnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Ngày 20/08/2024, Hội đồng VIAC và Ban Điều hành VIAC đã thống nhất chỉ định và bầu GS. TS. Lê Hồng Hạnh giữ chức vụ Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Trước khi được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), GS. TS. Lê Hồng Hạnh đã tham gia công tác và giữ các chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật. Hiện nay GS. TS. Lê Hồng Hạnh đang giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, thuộc Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN (Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), Chủ tịch Ủy ban thường thực về giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) – Hiệp hội Luật gia ASEAN (ASEAN Law Association) nhiều khóa. Giáo sư Lê Hồng Hạnh tham gia là Trọng tài viên VIAC kể từ năm 1993 đến nay. Hiện tại Giáo sư Lê Hồng Hạnh đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Khoa học VIAC. Giáo sư Lê Hồng Hạnh đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền tư pháp Việt Nam, ông cũng là một trong những chuyên gia ADR hàng đầu tại Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp của mình, Giáo sư Lê Hồng Hạnh đã chủ trì thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ được đánh giá xuất sắc, là tác giả của nhiều bài báo khoa học công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế, sách chuyên khảo, giáo trình phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo luật học. Ông cũng tham gia là thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành luật nhiều nhiệm kỳ. GS Lê Hồng Hạnh được tôn vinh “Tri thức tiêu biểu” và hiện đang là Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [Xem thêm]
 

VIAC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH GẶP GỠ TRỌNG TÀI VIÊN NĂM 2024 TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

Chương trình Gặp gõ Trọng tài viên năm 2024 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Ngày 25/09 và 04/10/2024, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tổ chức chương trình gặp gỡ Trọng tài viên năm 2024 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Chương trình được tiến hành nhằm mục đích gặp gỡ và lắng nghe các ý kiến trao đổi từ Trọng tài viên về hoạt động của VIAC, nhân dịp Hội đồng VIAC và Ban điều hành VIAC thống nhất chỉ định và bầu GS. TS. Lê Hồng Hạnh giữ chức vụ Chủ tịch VIAC nhiệm kỳ 2022 – 2027 vào ngày 20/08/2024 vừa qua.
Tại buổi gặp gỡ, Tân Chủ tịch VIAC GS.TS. Lê Hồng Hạnh đã có phần phát biểu khai mạc, gửi lời chào tới các Trọng tài viên trong cương vị mới và chia sẻ đánh giá cao sự đồng hành, ủng hộ của các Trọng tài viên đối với các hoạt động của VIAC trong suốt thời gian qua. Là người đồng hành cũng VIAC từ những ngày đầu thành lập, GS. TS. Lê Hồng Hạnh cũng nhận định, VIAC trong hơn 30 năm hoạt động đã không ngừng nỗ lực nâng cấp và hoàn thiện dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, VIAc cũng tích cực triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của trọng tài, hòa giải và các phương thức ADR tại Việt Nam. Để làm được những điều trên, VIAC luôn trân quý những ý kiến chia sẻ, đóng góp và sự đồng hành của hội ngũ Trọng tài viên trong hoạt động giải quyết tranh chấp cũng như trong các hoạt động hướng tới phát triển nền trọng tài, hòa giải tại Việt Nam. [Xem thêm]
 

 

SỰ KIỆN SẮP TỚI

KHÓA TẬP HUẤN TRỰC TIẾP "KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI" – THÁNG 12/2024

 

Với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, ngày càng xuất hiện nhiều loại tranh chấp với nội dung đa dạng, phức tạp và để bảo đảm trật tự, ổn định xã hội cần phải có cơ chế giải quyết tranh chấp. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau, trong đó phổ biến là thương lượng, hòa giải, trọng tài, giải quyết bằng con đường hành chính hoặc tư pháp (Tòa án). Tuy nhiên, để giải quyết các tranh chấp phát sinh, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tìm kiếm một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế hiệu quả cả về thời gian, chi phí và giữ gìn mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các bên. Phương thức hòa giải thương mại hiện nay được các doanh nghiệp, tổng công ty và tập đoàn ưa chuộng vừa bởi sự thân thiện, linh hoạt và bởi hiệu lực thi hành được pháp luật ủng hộ và quy định chi tiết. Do đó, nhằm giúp các luật sư, doanh nghiệp tiếp cận một cách bài bản, có hệ thống các kiến thức về hoà giải thương mại và thực tiễn trong nước & quốc tế trong lĩnh vực này, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức khóa tập huấn Kỹ năng Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại (Khóa Cơ bản). Khóa tập huấn diễn ra trong hai ngày 06 & 07/12/2024 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.[Xem thêm]


ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG

VIAC LÀM VIỆC VỚI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐOÀN CÔNG TÁC CỤC TƯ PHÁP HỒNG KÔNG

VIAC làm việc cùng lãnh đạo Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn công tác Cục Tư pháp Hồng Kông

Chiều ngày 25/09/2024, Đoàn công tác của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã có buổi thăm và làm việc với Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Về phía Tòa án, bà Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Phó Chánh án TAND TP. Hồ Chí Minh chủ trì buổi làm việc, cùng tham dự có Chánh toà, các Phó Chánh toà và các Thẩm phán Toà Kinh tế của TAND Thành phố. Về phía VIAC có sự tham dự của GS. TS. Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch VIAC đồng chủ trì, cùng các thành viên Ban Điều hành và một số cán bộ của VIAC. [Xem thêm]

Cũng trong chiều ngày 25/09/2024, Đoàn công tác Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) do GS. TS. Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch VIAC, dẫn đầu đã có buổi thăm và làm việc với Đoàn công tác Cục Tư pháp Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc) cùng các đại diện Hội Luật sư và Hiệp hội Luật sư Hồng Kông tại Thành phố Hồ Chí Minh.Tham gia buổi làm việc, về phía đoàn công tác Hồng Kông, ông Paul Lam, Cục trưởng Cục Tư pháp Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông làm trưởng đoàn, cùng các đại diện từ Hội Luật sư Hồng Kông, Hiệp hội Luật sư Hồng Kông và nhiều hiệp hội, tổ chức trọng tài Hồng Kông. Về phía VIAC có sự tham dự của GS. TS. Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch VIAC làm trưởng đoàn, cùng các thành viên Ban điều hành và một số Trọng tài viên tại TP. Hồ Chí Minh. [Xem thêm]

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Hội thảo "Hạ tầng logstics: Yêu cầu mới trong chiến lược phát triển và khung pháp lý” và
Phiên Toàn thể Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 - Kỳ 2

Sáng ngày 30/08/2024, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu (VCCI Bà Rịa – Vũng Tàu), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BV SME) tổ chức Hội thảo “Hạ tầng Logistics: Yêu cầu trong chiến lược phát triển và khung pháp lý”. Đây là sự kiện thuộc khuôn khổ Chuỗi sự kiện thường niên “Quản trị Pháp lý doanh nghiệp 2024” (tên tiếng Anh: “Legal Management Series 2024” – LMS 2024) do VIAC phối hợp cùng các đối tác triển khai. [Xem thêm]

Sáng ngày 20/09/2024, Phiên Toàn thể Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư năm 2024 – Kỳ 2 với chủ đề về Thu hút đầu tư đối với các Dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh đã diễn ra với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, luật sư, chuyên gia, các nhà đầu tư cùng các đơn vị truyền thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. [Xem thêm]


ADR BLOG

GÓC ĐỘ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ: VẤN ĐỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÊN THỨ BA VÀ XU HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

LS Nguyễn Nam Trung, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Theo Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, các biện pháp khẩn cấp tạm thời do hội đồng trọng tài (“HĐTT”) ban hành cũng có thể thi hành tương tự như các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án ban hành. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khi HĐTT ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời có liên quan đến bên thứ ba (bên không ký kết và tham gia thỏa thuận trọng tài), do giới hạn thẩm quyền của HĐTT. Bài viết tập trung trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có liên quan đến bên thứ ba, trong lĩnh vực trọng tài thương mại trong nước và quốc tế. Ngoài ra, bài viết cung cấp các biện pháp nhằm tăng cường khả năng thực thi các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bên thứ ba trong pháp luật trọng tài quốc tế. Từ đó, rút ra kinh nghiệm và đề xuất với những quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này.[Xem thêm]

HẬU HOÀ GIẢI THÀNH: TỰ NGUYỆN VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH

Ls. Nguyễn Mạnh Dũng - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIART

Cơ sở pháp lý của Hòa giải thương mại Việt Nam chủ yếu liên quan đến ba văn bản pháp lý quan trọng. Đầu tiên là Chương 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về Thủ tục Công nhận Kết quả Hòa giải thành. Chương 33 đã đem lại hiệu lực cưỡng chế thi hành và công nhận giá trị pháp lý của hòa giải thành tương tự như một bản án chung thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây có thể nói là một bước tiến rất xa so với nhiều nước trong khu vực. Văn bản thứ hai là Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, văn bản này đề cập đến một cơ chế liên thông giữa Hòa giải thương mại với Trọng tài. Văn bản trực tiếp liên quan đến những người hoạt động trong lĩnh vực hòa giải thương mại là Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 22/CP) quy định chung về Hòa giải thương mại tại Việt Nam. Nếu xét vị trí lịch sử, Nghị định 22/CP tương tự với Nghị định 116-CP ngày 05 tháng 09 năm 1994 trước đây của Chính phủ quy định về tổ chức Trọng tài kinh tế phi chính phủ, là tiền đề cho sự phát triển của hoạt động Trọng tài thương mại ngày nay. Văn bản pháp lý đầu tiên khởi đầu cho hoạt động Trọng tài là Nghị định 116-CP và Nghị định 22 này cũng tương tự như vậy với tư cách là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hoạt động Hòa giải thương mại. [Xem thêm]

*Tuyên bố bảo lưu: Các bài viết thuộc mục ADR Blog này chỉ thể hiện những ý kiến và quan điểm của chuyên gia độc lập và không có bất kỳ mối liên hệ hay có mục đích nhằm thể hiện ý kiến, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hay cơ quan, tổ chức nào. Mọi sự dẫn chiếu, trích dẫn từ bên thứ ba bất kỳ đến tài liệu này đều không có giá trị và không được VIAC thừa nhận.


ẤN PHẨM

TÀI LIỆU SỰ KIỆN VIAC SYMPOSIUM 2024 | THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ BIẾN ĐỘNG: TRANH CHẤP & TRỌNG TÀI

Tài liệu sự kiện VIAC SYMPOSIUM 2024

  • Tài liệu Phiên A - Lễ ra mắt Nền tảng Nộp đơn điện tử và Quản lý Vụ tranh chấp trực tuyến của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam [Tải về tại đây]
  • Tài liệu Phiên B - Doanh nghiệp Việt Nam vươn ra quốc tế trong bối cảnh biến động [Tải về tại đây]
  • Tài liệu Phiên C - Những khó khăn và rủi ro pháp lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng & bất động sản trong giai đoạn thị trường biến động [Tải về tại đây]
  • Tài liệu Phiên D - Bàn về giai đoạn phát triển sắp tới của thị trường ADRs tại Việt Nam trong kỷ nguyên kinh tế số: Rào cản pháp lý, sự thích ứng và chuẩn bị nguồn nhân lực [Tải về tại đây]
  • Kỷ yếu VIAC SYMPOSIUM 2024: Thương mại và Đầu tư xuyên biên giới trong bối cảnh kinh tế biến động: Tranh chấp & Trọng tài [Tải về tại đây

TÀI LIỆU SỰ KIỆN DIỄN ĐÀN KHOA HỌC VỀ TRỌNG TÀI – HÒA GIẢI NĂM 2024 (AMS 2024: BÊN THỨ BA VÀ CÁC TÁC ĐỘNG VỚI QUY TRÌNH TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

 

Tài liệu sự kiện AMS 2024

  • Tài liệu Hội thảo Chuyên đề 01- Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài và tác động của bên thứ ba [Tải về tại đây]
  • Tài liệu Hội thảo Chuyên đề 02 - Thi hành phán quyết trọng tài và các vấn đề phát sinh liên quan đến bên thứ ba [Tải về tại đây
  • Tài liệu Hội thảo Chuyên đề 03 - Hòa giải trong quá trình giải quyết tại trọng tài: Vai trò của bên thứ ba trung lập và tác động đối với việc xử lý tranh chấp [Tải về tại đây]
  • Tài liệu Diễn đàn Khoa học về trọng tài - Hoàn thiện các cơ chế về bên thứ ba, thuận lợi hoá quá trình tố tụng trọng tài [Tải về tại đây]
  • Kỷ yếu DIỄN ĐÀN KHOA HỌC TRỌNG TÀI – HÒA GIẢI 2024: Hoàn thiện các cơ chế về bên thứ ba, thuận lợi hóa quá trình tố tụng trọng tài [Tải về tại đây]

 Đón đọc Bản tin định kỳ VIAC số 24.11.04 để cập nhật các thông tin hoạt động, sự kiện và các thông tin hữu ích khác xoay quanh chủ đề về các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR). Bản tin được phát hành định kỳ hai số mỗi tháng trên kênh Linkedin.

➡ Truy cập xem Bản tin định kỳ số 24.11.04 tại:>>> TẠI ĐÂY

➡ Theo dõi Bản tin định kỳ trên LinkedIn tại:>>> TẠI ĐÂY

 

 

 

 

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI