...

BẢN TIN ĐIỆN TỬ - Số 24.11.18

19 Tháng 11, 2024

Bản tin điện tử (e-Newsletter) của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát hành định kỳ mỗi hai tuần trên Website và Trang Linkedin của VIAC. Bản tin bao gồm các thông tin cập nhật về tin tức hoạt động, các sự kiện sắp tới và các thông tin xoay quanh chủ đề về giải quyết tranh chấp thay thế (ADR). Vui lòng nhấn THEO DÕI/SUBSCRIBE trang Bản tin điện tử. TẠI ĐÂY. 


 TIN NỔI BẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP NGUYỄN HẢI NINH: THIẾT CHẾ TRỌNG TÀI TRONG KỶ NGUYÊN MỚI CẦN PHẢI ĐƯỢC HOÀN THIỆN DỰA TRÊN TƯ DUY XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐƯỢC ĐỔI MỚI SÂU SẮC VÀ THỰC CHẤT

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Bộ Tư pháp

Sáng ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ztheo đề xuất của Lãnh đạo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trường Tư pháp đã tiếp và làm việc với Lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm do GS.TS Lê Hồng Hạnh làm trưởng đoàn tại trụ sở Bộ Tư pháp. Tại buổi làm việc, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã báo cáo Bộ trưởng về hoạt động của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và những vấn đề đáng quan tâm đối với sự phát triển của thể chế trọng tài, hòa giải ở Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đánh giá cao đóng góp của VIAC đối với hoạt động của trọng tài thương mại tại Việt Nam, định vị được nền trọng tài Việt Nam trên bản đồ khu vực và trên thế giới. Đồng chí nhấn mạnh nhiệm vụ phải phát triển hơn nữa, nâng cao hơn nữa vị thế của trọng tài và hòa giải thương mại và tin rằng VIAC sẽ tiếp tục là đơn vị tiên phong triển khai các hoạt động đóng góp tích cực cho mục tiêu trên. Đồng chí Bộ trưởng cũng ghi nhận và đồng quan điểm về việc cần đẩy nhanh việc xây dựng Dự thảo Luật Trọng tài thương mại sửa đổi và tiếp đó là hoàn thiện khung pháp lý cho Trọng tài và các phương thức ADR, để tháo gỡ những vướng mắc tồn tại trong thời gian qua đồng thời tạo điều kiện cho các phương thức này phát triển trong thời gian tới. [Xem thêm]


 SỰ KIỆN SẮP TỚI

KHÓA TẬP HUẤN TRỰC TIẾP "KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI" – THÁNG 12/2024

Nhằm giúp các luật sư, doanh nghiệp tiếp cận một cách bài bản, có hệ thống các kiến thức về hoà giải thương mại và thực tiễn trong nước & quốc tế trong lĩnh vực này, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Khóa tập huấn Kỹ năng Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thương mại (Khóa Cơ bản). Khóa tập huấn diễn ra trong hai ngày 06 & 07/12/2024 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. [Xem thêm]


 ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG

CHỦ TỊCH VIAC GẶP GỠ & LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI, ĐOÀN CÔNG TÁC TỪ TÒA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ THÂM QUYẾN (SCIA)

VIAC làm việc cùng lãnh đạo Đoàn Luật sư Hà Nội và Đoàn Công tác từ Tòa Trọng tài Quốc tế Thâm Quyến

Chiều ngày 23/10/2024, Đoàn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) do GS. TS. Lê Hồng Hạnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) làm trưởng đoàn  đã đến thăm và làm việc tại trụ sở văn phòng Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Tại buổi làm việc, đại điện hai bên tập trung chia sẻ về tổ chức hoạt động của mỗi bên cũng như thảo luận về các nội dung hợp tác có thể triển khai trong thời gian tới, phù hợp với tính chất hoạt động, chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi bên. Về phía Đoàn luật sư thành phố Hà Nội có Ls. Đào Ngọc Chuyền – Chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp. Hà Nội và các cán bộ lãnh đạo chuyên môn phụ trách tham gia buổi gặp và trao đổi cùng VIAC. [Xem thêm]

Sáng ngày 13/10/2024, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã có buổi tiếp đón và làm việc cũng các đại diện đến từ Tòa Trọng tài Quốc tế Thâm Quyến (Shenzhen Court of International Arbitration – SCIA). Buổi làm việc tập trung thảo luận về các cơ hội hợp tác giữa VIAC và SCIA trong việc triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) tại Việt Nam, Trung Quốc và mở rộng ra là trong khu vực. [Xem thêm]


 SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tọa đàm Kết nối Luật sư 2024: Kỹ năng Luật sư trong Kiểm soát quy trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài và Hội thảo Giao dịch Ngoại thương hiện thời: Đổi hướng trong Chiến lược Kinh doanh và Quản lý tranh chấp

Chiều ngày 04 tháng 07 năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) triển khai Hội thảo "Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp". Sự kiện đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của gần 200 đại biểu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cùng nhiều đại diện từ hiệp hội, hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. [Xem thêm]

Ngày 13 tháng 07 năm 2024, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cùng Trường Đại học Luật TP.HCM, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự phối hợp của Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn Luật sư Thành phố Cần Thơ tổ chức Toạ đàm Kết nối Luật sư 2024. Chương trình diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của hơn 150 luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 400 đại biểu dự thính trực tuyến. Cũng tại sự kiện, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác với các Đoàn Luật sư các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Cần Thơ nhằm định kỳ triển khai nhân rộng mô hình ý nghĩa này cũng như phối hợp cho nhiều hoạt động ý nghĩa khác trong tương lai. [Xem thêm] 


 GÓC NHÌN TRỌNG TÀI VIÊN

PGS.TS., TRỌNG TÀI VIÊN NGUYỄN BÁ BÌNH ĐƯỢC BỔ NHIỆM GIỮ CHỨC PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Lễ công bố PGS.TS Nguyễn Bá Bình làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 10/10, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức lễ công bố Nghị quyết bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Bá Bình, Trưởng khoa Khoa Pháp luật thương mại quốc tế giữ chức Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2024 - 2029. Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS.TS Nguyễn Bá Bình nhận thức sâu sắc rằng sẽ có nhiều điều mới mẻ, khó khăn, phức tạp phía trước, nhất là trong bối cảnh tự chủ đại học và chuyển đổi số hiện nay. Tân Phó Hiệu trưởng cũng nhận thức rõ rằng bản thân cần bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định nội bộ của Trường để thực hiện tốt công việc chung; đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng tập thể lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo các đơn vị và viên chức, người lao động thực hiện có trách nhiệm và sáng tạo công việc chung vì sự phát triển bền vững của Nhà trường, đặc biệt là công việc được nêu trong Quyết định số 1156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giảng viên, người lao động, người học để tiếp nhận đầy đủ các ý kiến đóng góp, giải quyết các vướng mắc kịp thời và có trách nhiệm. [Xem thêm] 

PGS.TS., TRỌNG TÀI VIÊN TRẦN VĂN NAM ĐƯỢC TRAO TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO ƯU TÚ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao tặng Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho
PGS. TS. Trần Văn Nam – Nguyên Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 17/11/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024. Năm 2024, Chủ tịch nước đã ký quyết định đã phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 21 nhà giáo và Nhà giáo ưu tú cho 1.167 nhà giáo. Trong đó, PGS.TS Trần Văn Nam, Nguyên Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (nay là Khoa Luật, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân), Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) đã vinh dự được phong danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”. PGS.TS. Trần Văn Nam là một chuyên gia pháp lý có 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực luật kinh doanh quốc tế, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp. Ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ năm 2014 – 2024. Trong quá trình công tác, ông đã có nhiều đóng góp tích cực và cống hiến cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như tham gia giải quyết tranh chấp, tư vấn từ góc độ chuyên gia và là diễn giả tích cực tham gia các diễn đàn khoa học trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, thương mại quốc tế và sở hữu trí tuệ. [Xem thêm] 


 ADR BLOG

HUỶ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BÊN THỨ BA

Ông Nguyễn Công Phú, Nguyên Phó Chánh Tòa Kinh tế, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Bên cạnh nhiều ưu điểm, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, trong đó có vấn đề giới hạn thẩm quyền của Hội đồng trọng tài đối với bên thứ ba. Vấn đề đặt ra là cần nhận diện đúng các trường hợp phán quyết trọng tài có liên quan đến bên thứ ba và khả năng Tòa án hủy phán quyết trọng tài do liên quan đến bên thứ ba để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm giảm thiểu rủi ro phán quyết trọng tài bị hủy. Mặt khác, cũng cần có giải pháp hoàn thiện cơ chế hủy phán quyết trọng tài hiện còn nhiều bất cập. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án nhưng nó cũng có một số nhược điểm, hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế lớn nhất của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là giới hạn thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (HĐTT) đối với bên thứ ba, không chỉ trong việc ra phán quyết trọng tài (PQTT) mà còn trong việc thu thập chứng cứ và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.  Đặc biệt trong thời gian gần đây, hạn chế nói trên của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được nhận diện rõ hơn trong thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp tại trọng tài. [Xem thêm] 

VAI TRÒ CỦA HÒA GIẢI VIÊN TRONG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Ls. Đặng Việt Anh Giám đốc Công ty Luật ANHISA, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC).

Hòa giải là xu thế mới cho giải quyết tranh chấp quốc tế tại Việt Nam và cả trên thế giới. Hòa giải có tính linh hoạt, mềm mỏng, lại mang tính hiệu quả cao, giúp các bên có thể vừa giải quyết được các vấn đề, khúc mắc, vừa đảm bảo không làm căng thẳng hay tổn hại mối quan hệ với các bên tranh chấp. Để hòa giải có thể đem lại những lợi ích ưu việt như vậy, cần có những Hòa giải viên tận tâm với công việc cũng như có trình độ và kinh nghiệm dày dặn. Do đó, nghề Hòa giải viên nên được chú trọng và đào tạo bài bản hơn để phát triển một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các bên cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho khối doanh nghiệp – kinh doanh về mặt lâu dài. Với những triển vọng như vậy, hy vọng rằng trong tương lai nghề Hòa giải viên nói riêng và phương thức hòa giải nói chung tại Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và giúp nâng cao hiệu suất giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, giúp cho chỉ số về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam ngày càng được cải thiện.[Xem thêm] 

*Tuyên bố bảo lưu: Các bài viết thuộc mục ADR Blog này chỉ thể hiện những ý kiến và quan điểm của chuyên gia độc lập và không có bất kỳ mối liên hệ hay có mục đích nhằm thể hiện ý kiến, quan điểm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hay cơ quan, tổ chức nào. Mọi sự dẫn chiếu, trích dẫn từ bên thứ ba bất kỳ đến tài liệu này đều không có giá trị và không được VIAC thừa nhận.


 ẤN PHẨM

TÀI LIỆU KỶ YẾU ILS 2024: DIỄN ĐÀN HỖ TRỢ PHÁP LÝ ĐẦU TƯ 2024 – PHIÊN TOÀN THỂ KỲ 2 VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ XANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tài liệu sự kiện ILS 2024

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh luôn được xem là điểm đến được nhiều nhà đầu tư tiềm năng “chọn mặt gửi vàng”. Không những vậy, so với các khu vực khác, hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được triển khai nhiều cơ chế đặc thù tương thích với quy mô và định hướng phát triển của Thành phố. Có thể nói, đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại nước ra chưa ổn định và thay đổi, cải cách từng ngày từng giờ.

Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề pháp lý đối với hoạt động đầu tư, cũng như nhu cầu từ phía doanh nghiệp về một kênh thông tin trao đổi chuyên sâu về vấn đề này, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) quyết định triển khai mô hình Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư cho Nhà đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh thường niên. Thông qua Diễn đàn, VIAC và ITPC mong muốn đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình hoạt động, góp phần tạo dựng cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền nhằm hỗ trợ hiệu quả quá trình đầu tư tại Thành phố nói riêng, đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cả nước nói chung.

Tải về Kỷ yếu Hội thảo tại: Tài liệu Tiếng Việt | Tài liệu English

Xem thêm thông tin về ILS 2024 tại: https://www.ilsforum.vn/


Đón đọc Bản tin định kỳ VIAC số 24.11.18 để cập nhật các thông tin hoạt động, sự kiện và các thông tin hữu ích khác xoay quanh chủ đề về các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR). Bản tin được phát hành định kỳ hai số mỗi tháng trên kênh Linkedin.

➡ Truy cập xem Bản tin định kỳ số 24.11.04 tại:>>> TẠI ĐÂY

➡ Theo dõi Bản tin định kỳ trên LinkedIn tại:>>> TẠI ĐÂY

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI