Phán quyết của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP.HCM về một vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề nêu trên cách đây chưa lâu vẫn còn nguyên giá trị để bạn đọc tham khảo.
Tóm tắt vụ việc
Một chiếc máy biến thế (máy biến áp 63 MVA) nặng 115 tấn xếp trên boong tàu biển đã bị rơi xuống biển tại khu vực Đà Nẵng và mất tích trong quá trình vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến cảng Hải Phòng. Người thuê vận chuyển (NT) đã khởi kiện công ty thực hiện việc vận chuyển đường biển (VTB) đòi bồi thường 8,4 tỷ đồng. VTB không chấp nhận yêu cầu đó vì cho rằng mình được miễn trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do có kháng cáo, Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử.
Tranh tụng tại Tòa sơ thẩm
Hai bên có quan điểm trái ngược nhau. Nguyên đơn (NT) đòi bồi thường toàn bộ giá trị máy biến thế trong khi Bị đơn (VTB) cho rằng mình không chịu trách nhiệm về tổn thất và được miễn trách nhiễm bồi thường do lỗi của thuyền viên trong việc bốc, xếp, chằng buộc hàng hóa và có thêm yêu cầu phản tố. Theo VTB, để thể hiện thiện chí góp phần giúp khắc phục thiệt hại, họ đã ứng cho NT 4 tỷ đồng và nay yêu cầu Tòa buộc NT trả lại số tiền này. Tòa xét thấy, theo hợp đồng, VTB có trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho máy biến thế trong quá trình bốc, sắp đặt hàng, chằng buộc, vận chuyển. Nếu xảy tổn thất hàng hóa do lỗi của VTB thì VTB phải bồi thường toàn bộ giá trị máy biến thế và các chi phí có liên quan.
Theo kết quả giám định, nguyên nhân máy biến thế bị rơi xuống biển là do lỗi về xếp hàng, chằng buộc hàng hóa của VTB. Do đó, muốn được miễn trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 (dưới đây gọi là “Bộ luật”) thì VTB phải chứng minh mình và những người làm công không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất. VTB đã không chứng minh được như vậy.
Theo VTB, do tàu gặp thời tiết xấu, có bão ở vùng biển Đà Nẵng nên máy biến thế bị di chuyển, đứt dây buộc, rơi xuống biển. VTB cho rằng NT không có căn cứ pháp lý đòi bồi thường thiệt hại vì đã không khai báo giá trị của máy biến thế là 8,4 tỷ đồng khi bốc hàng và số tiền này cũng không được ghi vào vận đơn theo quy định của Bộ luật.
Theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa, NT cho rằng VTB phải bồi thường tổn thất máy biến thế bằng giá trị bảo hiểm.
Tòa cho rằng VTB đã bồi thường một phần thiệt hại cho NT bằng việc đã chuyển 4 tỷ đồng cho NT. Số tiền được chuyển qua ngân hàng, có ghi rõ rằng đó là tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất máy biến thế. Do đó, việc VTB coi số tiền 4 tỷ đồng không phải là tiền bồi thường tổn thất mà chỉ là tiền hỗ trợ cho NT bị Tòa cho là không có cơ sở.
VTB cho rằng việc chuyển tiền do nhân viên kế toán thực hiện là không có giá trị vì người có thẩm quyền chưa quyết định. Do đó, số tiền 4 tỷ đồng không phải là tiền bồi thường. Tòa đã bác quan điểm này vì theo thỏa thuận giữa ba bên (NT, VTB và công ty bảo hiểm) trường hợp tổn thất không thuộc rủi ro được bảo hiểm theo trách nhiệm của công ty bảo hiểm thì VTB phải thỏa thuận với NT về việc bồi thường. Sau đó, công ty bảo hiểm đã từ chối bồi thường nên việc VTB chuyển tiền (4 tỷ đồng) cho NT là hợp lý. Ngoài ra, nếu không có quyết định của chủ tài khoản thì nhân viên kế toán không thể tự ý chuyển 4 tỷ đồng cho NT. Cần lưu ý thêm là NT chưa bao giờ có đề nghị VTB về “tiền hỗ trợ”. Tòa cũng không chấp nhận lý lẽ của VTB cho rằng NT không khai báo giá trị của máy biến thế, không được VTB chấp nhận ghi vào vận đơn nên NT không có căn cứ pháp lý đòi bồi thường số tiền 8,4 tỷ đồng. Theo tòa, VTB đã được thông báo giá trị, trọng lượng của máy biến thế để VTB mua bảo hiểm cho hàng hóa. Trước khi nhận hàng để bốc, VTB không yêu cầu giám định hàng và không có nghi ngờ gì về tính trung thực của việc thông báo, của hàng hóa thực nhận. Do đó, việc VTB không ghi giá trị hàng hóa vào vận đơn không phải là lỗi của NT nên VTB không thể áp dụng điều khoản giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo Bộ luật để giảm trách nhiệm bồi thường.
Trên sở phân tích nêu trên, Tòa sơ thẩm đã bác yêu cầu đòi lại “tiền hỗ trợ” của VTB và tuyên buộc Bị đơn (VTB) bồi thường tiếp hơn 4 tỷ đồng cho NT. VTB đã kháng cáo bản án sơ thẩm.
Phán quyết của Tòa Phúc thẩm
Do có kháng án của VTB, vụ án được Tòa phúc thẩm xem xét lại. Tòa đưa ra một số câu hỏi như: vì sao máy biến thế nặng 115 tấn rơi xuống biển mà thuyền viên trên tàu không biết? Vì sao không chằng buộc cẩn thận trong quá trình vận chuyển để hạn chế tổn thất? VTB đã không trả lời được những câu hỏi này. VTB cho rằng việc theo dõi, quản lý thuyền viên trong quá trình làm việc trên biển là rất khó khăn, không thể thực hiện được. Lý lẽ này đã không được Tòa chấp nhận. Cuối cùng, Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP.HCM đã tuyên y án sơ thẩm.
Bình luận
Tòa phúc thẩm đã tuyên đúng số tiền mà VTB phải bồi thường cho NT. Tuy vậy, nếu Tòa phân tích theo 2 yếu tố dưới đây thì thuyết phục hơn về mặt căn cứ pháp lý:
Theo Ngô Khắc Lễ | Trọng tài viên VIAC