...

Hoạt động đầu tư FDI luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý

24 Tháng 11, 2020

Thông tin này được nhấn mạnh tại hội thảo“Hòa giải tranh chấp đầu tư: Góc nhìn Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư”. Hội thảo do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tổ chức.

Theo các chuyên gia, đi kèm theo những cơ hội mới về thu hút đầu tư nước ngoài là nhiều rủi ro tiềm ẩn dẫn đến phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam. Để giải quyết các tranh chấp này, hòa giải được coi là biện pháp hiệu quả và cần được ưu tiên hàng đầu.

Theo các chuyên gia, đi kèm theo những cơ hội mới về thu hút đầu tư nước ngoài là nhiều rủi ro tiềm ẩn dẫn đến phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam. Để giải quyết các tranh chấp này, hòa giải được coi là biện pháp hiệu quả và cần được ưu tiên hàng đầu.

Bình luận về vấn đề này, ông Phan Trọng Đạt, Phó Giám đốc thường trực VMC chia sẻ: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại tự do cùng nhiều Hiệp định đa phương khác điều chỉnh quan hệ đầu tư với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Việc gia nhập các Hiệp định này có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần thu hút và làm gia tăng mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

ông Phan Trọng Đạt, Phó Giám đốc thường trực VMC

Ông Phan Trọng Đạt, Phó Giám đốc thường trực VMC

Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn dẫn đến phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam.

Thông thường, các tranh chấp này nếu không giải quyết bằng thương lượng được sẽ được giải quyết bằng trọng tài quốc tế – phương thức tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi, ví dụ như tính trung lập của Hội đồng trọng tài hay chủ quyền quốc gia liên quan. Vì thế, gần đây, xu hướng hòa giải đang ngày càng được quan tâm và nhận định là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả đối với các tranh chấp đầu tư quốc tế.

Trong khi đó, Luật sư Phùng Anh Tuấn Giám đốc kiêm Luật sư điều hành Công ty Luật VCI Legal, Hòa giải viên VMC đã có phần chia sẻ xoay quanh chủ đề Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà Đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) trong các Hiệp định bảo hộ đầu tư – Góc nhìn thực tiễn về bảo hộ đầu tư.

Ông nhấn mạnh, cơ chế bảo hộ đầu tư dành cho các nhà đầu tư được nêu trong nhiều Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPAs) khác nhau thường dễ dàng bị bỏ qua, cụ thể theo các IPA nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có quyền sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp đầu tư, trong đó có cơ chế ISDS. Tuy vậy, ông lưu ý rằng, với 67 Hiệp định đầu tư song phương (BITs) và 25 Hiệp định có bao gồm các điều khoản bảo hộ đầu tư (TIPs), trong đó mỗi hiệp định đưa ra một mức bảo hộ đầu tư khác nhau thì một trong những điều mà nhà đầu tư nên xem xét vào giai đoạn trước khi đầu tư là lựa chọn đúng đắn quốc tịch.

Luật sư Phùng Anh Tuấn Giám đốc kiêm Luật sư điều hành Công ty Luật VCI Legal,

Luật sư Phùng Anh Tuấn Giám đốc kiêm Luật sư điều hành Công ty Luật VCI Legal,

Điều này có nghĩa là, các nhà đầu tư, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, có thể lựa chọn quốc tịch đầu tư của họ tại Việt Nam, như vậy rõ ràng việc xem xét đánh giá các điều khoản và điều kiện của IPA sẽ phần nào giúp nhà đầu tư lựa chọn được hướng đi có lợi nhất khi đầu tư vào Việt Nam.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh rằng khảo sát rủi ro chính trị MIGA-EIU của Ngân hàng thế giới ghi nhận có tới hơn 25% nhà đầu tư cho rằng rủi ro chính trị khiến họ rút hỏi các hoạt động đầu tư hiện có hoặc hủy bỏ các dự án đã lên kế hoạch. Các rủi ro này thường là hành động của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đã tiến hành các thay đổi pháp luật gây bật lợi, vi phạm hợp đồng hoặc hạn chế chuyển lợi nhuận và chuyển đổi tiền tệ.

Điều này cũng là nguyên nhân phần nào gây ra cản trở cho các nhà đầu tư tiềm năng mới. Chính vì vậy giảm thiểu rủi ro ở giai đoạn ban đầu rất quan trọng, không chỉ thu hút, giữ chân và mở rộng đầu tư mà còn để ngăn ngừa các tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.

Rõ ràng, hoạt động đầu tư, dù không mong muốn nhưng luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý nhất định, đây cũng là căn cứ để các nước thảo luận và quy định về phạm vi bảo hộ đầu tư. Phạm vi này thường được nhìn nhận dưới các góc độ như tính không phân biệt đối xử, hoạt động chuyển lợi nhuận/đổi tiền tệ, đối xử công bằng và bình đẳng, bảo hộ chống quốc hữu hóa và giải quyết tranh chấp.

Đối với việc giải quyết tranh chấp, một trong những điều mà các nhà đầu tư cần chú tâm đó là vấn đề thời hiệu và phạm vi bảo hộ. Một số IPA mà Việt Nam tham gia có các quy định không được khởi kiện tại trọng tài quốc tế khi quá thời hiệu nhất định, ví dụ như Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN quy định thời hiệu khởi kiện nói trên là 03 năm kể từ khi nhà đầu tư lần đầu biết đến hoặc buộc phải biết về việc vi phạm/tổn thất hoặc thiệt hại.

Bên cạnh đó, để có thể tiến hành khởi kiện theo cơ chế ISDS hay các phương thức giải quyết tranh chấp khác, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về việc tuân thủ và đáp ứng đã điều kiện cần thiết trước khi tiến hành khởi kiện.

“Ngoài việc nhìn vào cơ chế ISDS, việc đưa các tranh chấp đầu tư nói trên về giải quyết theo hình thức trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại ngay từ đầu cũng nên là một hướng đi cân nhắc, nhất là khi hướng đi này sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu căng thẳng leo thang nên thành tranh chấp đầu tư”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo Đỗ Huyền, Báo Diễn đàn Doanh Nghiệp.

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI