...

Hội thảo khoa học "Kinh nghiệm nước ngoài, quốc tế trong việc phát triển trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế"

10 Tháng 12, 2020

Từ tháng 6/2020, với sự tài trợ của Qũy Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật Dân sự làm chủ nhiệm đề tài và Trường Đại học Luật TP.HCM là tổ chức chủ trì đề tài đã thực hiện Đề tài nghiên cứu cơ bản “Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, mã số 505.01-2020.02.

Đề tài có sự tham gia của các giảng viên của Trường Đại học Luật TP.HCM (PGS.TS. Trần Việt Dũng – Trưởng Khoa Luật Quốc tế; TS. Nguyễn Thị Hoa – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế; NCS. ThS. Huỳnh Quang Thuận – Giảng viên Khoa Luật Dân sự và ThS. Trần Hoàng Tú Linh - Giảng viên Khoa Luật Thương mại) và của Trường Đại học Ngoại thương (PGS.TS. Ngô Quốc Chiến – Giảng viên Khoa Luật Cơ sở Hà Nội và NCS. ThS. Trần Thanh Tâm – Giảng viên của cơ sở TP.HCM).

Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu “Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh nghiệm nước ngoài, quốc tế trong việc phát triển trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” - là nơi để các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi với nhau và đưa ra đề xuất phát triển trọng tài của Việt Nam hiện nay.

Chủ trì Hội thảo lần này gồm có PGS. TS. Đỗ Văn; PGS. TS. Trần Việt Dũng; Ông Châu Việt Bắc – Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Hội thảo được chia làm hai phiên thảo luận xoay quanh các bài tham luận của các diễn giả về việc phát triển trọng tài Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Toàn cảnh buổi Hội thảo khoa học “Kinh nghiệm nước ngoài, quốc tế trong việc phát triển trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”

Hội thảo đón nhận sự tham gia của các chuyên gia có uy tín trong nước và quốc tế. Về phía các diễn giả, có sự tham gia của:

- PGS. TS. Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP.HCM; Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; Thành viên Hội đồng tư vấn án lệ Tòa án nhân dân tối cao; Một trong tám trọng tài viên xuất sắc nhất của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Thành viên Tổ biên tập Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015.

- PGS. TS. Trần Việt Dũng – Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP.HCM; Cố vấn cao cấp Victory LLC; Thành viên Ban biên tập của tạp chí Kutafin University Law Review và Asia Year Book of International Law.

- LS. Kiều Anh Vũ – Luật sư sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty KAV Lawyers; Thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Hội Luật gia Việt Nam; Hội Luật Châu Á – Thái Bình Dương (LAWASIA), Hiệp hội Luật sư Quốc tế (IBA); Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC).

- TS. Lê Nguyễn Gia Thiện – Phó Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM; Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC); Tốt nghiệp tiến sĩ tại Cộng Hòa Liên Bang Đức; Nghiên cứu chuyên sâu về các phương thức giải quyết tranh chấp trong nước và quốc tế; Trọng tài viên của STAC.

- NCS. ThS. LS. Nguyễn Thị Thu Trang – Trưởng phòng Trọng tài Công ty Luật Dzungsrt & Associates LLC, chuyên phụ trách các vụ việc liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài và kinh doanh quốc tế.

- TS. LS. Đặng Xuân Hợp – Trọng tài viên tự do của Văn phòng Đặng Hợp tại Hà Nội; Được đào tạo pháp lý tại Việt Nam và Úc; Hoàn thành luận văn tiến sĩ tại Đại học Oxford của Vương Quốc Anh; Được bổ nhiệm làm trọng tài viên cho rất nhiều vụ việc tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Singapore.

- GS. Lockie Hsu – Giảng viên Luật tại Trường Luật của Đại học Quản lý Singapore; Được đào tạo pháp lý từ Đại học Quốc gia Singapore và Harvard; Thành viên của Nhóm Đầu tư và thương mại; Đã từng đạt nhiều giải thưởng về phục vụ xuất sắc của Hiệp Hội Luật ASEAN; Là chuyên gia trong lĩnh vực luật đầu tư và thương mại quốc tế.

- GS. Umut Turksen – Giáo sư Khoa Kinh doanh và Luật, Đại học Coventry (Anh); Trường dự án PROTAX do EU tài trợ và dự án Law, Risk and Compliance Cluster tại Trung tâm nghiên cứu về Thống nhất tài chính và Cấu trúc doanh nghiệp; Từng cố vấn và huấn luyện nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín và tổ chức quốc tế.

- TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc – Giảng vên Khoa Luật Quốc tế và Trưởng phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Luật TP.HCM.

- PGS. TS. Ngô Quốc Chiến – Giảng viên Khoa Luật, Đại học Ngoại thương; Chuyên nghiên cứu và giảng dạy Tư pháp Quốc tế; Là thành viên Phái đoàn Việt Nam tham gia Ủy ban xây dựng dự thảo Công ước La Hay về công nhận và thi hành bản án dân sự, thương mại của Tòa án nước ngoài.

- TS. Nguyễn Thị Hoa – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP.HCM; Tốt nghiệp Tiến sĩ tại trường Panthéon-Assas Paris II – Pháp với nghiên cứu chuyên sâu về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng quốc tế; Từng làm việc tại Sở Tư pháp TP.HCM và Công ty Luật Rome – Associes tại Paris chuyên giải quyết tranh chấp xây dựng.

- NCS. ThS. Trần Thanh Tâm – Giảng viên Đại học Ngoại thương (cơ sở 2 tại TP.HCM); Đang là nghiên cứu sinh tại Khoa Luật Đại học Latrobe, Australia về CISG và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

- NCS. ThS. Huỳnh Quang Thuận – Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP.HCM; Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Phía Nam (STAC); Nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật tố tụng và thi hành án dân sự.

- ThS. Trần Hoàng Tú Linh – Giảng viên Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP.HCM; Tốt nghiệp Thạc sĩ Trường Đại học Melbourne, Australia; Nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng và trọng tài thương mại.

- ThS. Phan Nguyễn Bảo Ngọc – Giảng viên tại Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP.HCM; Tốt nghiệp Thạc sĩ Trường Đại học Toulouse 1 Capitole, Pháp; Nghiên cứu chuyên sâu về tố tụng dân sự, trọng tài và hợp đồng.

Về phía các khách mời, có sự tham dự của Ông Châu Việt Bắc – Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC); ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung – Thẩm phán Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM; Ông Nguyễn Công Phú – Nguyên Thẩm phán Phó Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Ông James L. Weisman – Giảng viên Luật Thương mại và Đầu tư, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về trọng tài thương mại có quan tâm.

Ông Châu Việt Bắc – Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)

Ông Phan Gia Quí – Thẩm phán, Nguyên Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ những kinh nghiệm của mình về Trọng tài Việt Nam với các diễn giả trong buổi hội thảo

ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung – Thẩm phán Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM

Mở đầu, PGS. TS. Đỗ Văn Đại đã phát biểu khai mạc hội thảo và trình bày phần tham luận của mình với chủ đề “Sửa đổi Luật Trọng tài thương mại để Việt Nam là nước theo Luật Mẫu”. Phần tham luận của PGS. TS. Đỗ Văn Đại cho biết các cách thức mà Việt Nam có thể tham khảo cũng như đề xuất cụ thể để được coi là nước theo Luật Mẫu. Tác giả cũng đưa ra các ưu điểm và những kinh nghiệm của chính tác giả đúc kết được thì đích đến để Việt Nam được coi là nước theo Luật Mẫu đã rất gần. Từ đó, có thể giúp hệ thống trọng tài Việt Nam cạnh tranh với các hệ thống lân cận, giảm thiểu công việc cho Tòa án, giảm thiểu ngân sách của Nhà nước cho việc xử lý các tranh chấp.

PGS. TS. Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP.HCM đã phát biểu khai mạc hội thảo và trình bày phần tham luận của mình

PGS. TS. Trần Việt Dũng – Trưởng Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP.HCM trình bày bài tham luận với chủ đề “Giải quyết trường hợp vi phạm thỏa thuận tiền tố tụng trọng tài: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật trọng tài Việt Nam”

ThS. LS. Kiều Anh Vũ - Luật sư sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty KAV Lawyers đã phân tích rõ các quy định về thủ tục trọng tài rút gọn theo Quy tắc tố tụng trọng tài trong một số trung tâm trọng tài nước ngoài

Diễn giả Lê Nguyễn Gia Thiện đã đưa ra những vẫn đề về phán quyết trọng tài, đồng thời, qua nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra một số điểm còn hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Bài tham luận “Tòa án hỗ trợ thi hành thỏa thuận trọng tài và phán quyết trọng tài – Kinh nghiệm của quốc tế và đề xuất cho Việt Nam” của diễn giả Lê Thị Thu Trang được các diễn giả và chuyên gia quan tâm, đặt câu hỏi và phân tích vấn đề sâu rộng hơn

Trong phiên thảo luận thứ hai, có các bài tham luận của TS. LS. Đặng Xuân Hợp – Trọng tài viên tự do của Văn phòng Đặng Hợp tại Hà Nội với chủ đề “Một số đề xuất sửa đổi Luật Trọng tài thương mại 2010 dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế”; “Recent developments in Singapore Arbitration Law – Những phát triển mới nhất của Luật Trọng tài Singapore” qua sự trình bày của GS. Lockie Hsu – Giảng viên Luật tại Trường Luật của Đại học quản lý Singapore và bài tham luận có chủ đề “Enhancement of commercial arbitration and good governance by the courts: The case of the UK Supreme Court – Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại và cơ chế kiểm soát hiệu quả của tòa án: Kinh nghiệm từ Tòa án tối cao Vương quốc Anh” của GS. Umut Turksen đến từ Đại học Coventry (Anh).

Thông qua các bài tham luận, các diễn giả, các học giả, chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về trọng tài thương mại đã có những phần trao đổi, tranh luận với nhau để đưa ra những ý kiến đóng góp cho Luật Trọng tài Việt Nam cũng như rút ra kinh nghiệm dành cho Việt Nam. Các bài tham luận của các diễn giả đi sâu vào các khía cạnh pháp lý của vấn đề Trọng tài thương mại Việt Nam, đồng thời học hỏi những hướng giải quyết của các nước trên thế giới nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay.

Buổi hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp với đề xuất các giải pháp đến các diễn giả, chuyên gia nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài Việt Nam.

Theo Ulaw, ngày 08/12/2020

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI