...

Ấn phẩm điện tử mùa Covid-10 phát hành ngày 22/04/2020

22 Tháng 4, 2020

Trong Ấn phẩm này:

THỊ TRƯỜNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19

Chiến lược xoay chuyển của ngành dệt may trong cuộc đua với Covid-19

Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM (AGTEK), Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh TPHCM, trọng tài viên VIAC

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, cả đầu vào và đầu ra đều không thuận lợi. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập từ Trung Quốc, bởi vậy, khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này, doanh nghiệp ngay lập tức rơi vào tình trạng bị động nguyên liệu, buộc phải tìm nguồn trong nước hoặc thị trường tương tự khác. Khó khăn trong việc tiếp cận thị trường sau khi châu Âu và Mỹ công bố chính sách hạn chế nhập hàng hóa, hoạt động giao thương của doanh nghiệp ngành dệt may liên tục bị đứt quãng, thậm chí là có thể ngừng hẳn vào giữa tháng 4. Và nếu tình hình không có dấu hiệu tốt lên, dự kiến đến cuối tháng 9, hệ thống doanh nghiệp thời trang, may mặc Việt có thể sẽ phải đóng cửa gần như toàn bộ.

Cơ hội nào cho bất động sản trong đại dịch Covid-19?

Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Các nhà đầu tư dự án chỉ có 2 lựa chọn: một là lựa chọn đầu tư vào những dự án thuộc phân khúc bất động sản đã có khung pháp luật ổn định như nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao; hai là lựa chọn đầu tư mạo hiểm vào những phân khúc bất động sản còn tồn tại các rủi ro pháp luật như condotel, shophouse. 

Nghề luật sư và những trăn trở mùa Covid-19

Luật sư Nguyễn Quốc Vinh - Luật sư thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Các công ty, văn phòng luật phải điều chỉnh để thích nghi. Nhìn từ góc độ phương thức làm việc, để bảo vệ mình cũng như khách hàng, cách tiếp xúc trực tiếp được thay thế bằng việc áp dụng các công cụ điện tử. Thực hiện phương thức làm việc tại nhà (working from home) vấp phải yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng, vì vậy cần có hạ tầng công nghệ thông tin tốt nên “điện toán đám mây” được rất nhiều hãng luật áp dụng giúp giảm thiểu chi phí in ấn, lưu trữ và có thể trích xuất dữ liệu tại bất cứ đâu, tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc tại nhà.

 

COVID-19 QUA LĂNG KÍNH PHÁP LÝ

Virus Corona – Bình luận pháp lý và những điểm doanh nghiệp cần lưu tâm

PGS.TS Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật dân sự trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Trọng tài viên, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 khái niệm là khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, hợp đồng sẽ không thể thực hiện được, còn trong hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì hợp đồng vẫn có thể thực hiện được nhưng giá thành thực hiện cao hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu. BLDS 2015 cho phép các bên có thể thương lượng lại trong hợp đồng, nếu không thương lượng được thì bắt buộc phải đưa ra tòa án hay trọng tài để giải quyết. Khi ra tòa án hoặc trọng tài chỉ có hai khả năng: một là sẽ sửa đổi hợp đồng để cân đối lại lợi ích cho các bên, hai là khi không thể sửa đổi được thì tòa án hoặc trọng tài phải cho chấm dứt hợp đồng đó. 

Sự kiện bất khả kháng – Những điểm còn “bỏ ngỏ” và góc tiếp cận mới

Luật sư Nguyễn Quốc Vinh Luật sư thành viên Công ty Luật Tilleke & Gibbins - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Một trường hợp khi thỏa mãn 3 điều kiện theo Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 thì dược coi là sự kiện bất khả kháng và được giải trừ nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên DN cũng phải lưu ý như thế nào được gọi là thỏa mãn. Nếu một bên bị ảnh hưởng bởi bất khả kháng nhưng đã phải bỏ chi phí như thuê nhân công, mua nguyên vật liệu, vậy có được yêu cầu bên kia thanh toán? Câu trả lời là hậu quả của sự kiện bất khả kháng là giải trừ nghĩa vụ của cả hai bên. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản là mỗi bên tự chịu cho phần thiệt hại của mình.

 

CHÍNH SÁCH VÀ PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP

Chính sách nhà nước và việc vận dụng các công cụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

LS Trương Trọng Nghĩa – Đại biểu Quốc hội, Luật sư điều hành Công ty Luật YKVN, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Toàn bộ những hệ thống công cụ pháp lý trên có tác động rất mạnh mẽ đến việc phòng chống dịch bệnh hiện nay. Nó là hành lang pháp lý và cũng là những định hướng, yêu cầu quan trọng đối với từng công nhân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ hay chấp hành quy trình này.

Điều chỉnh giá cả, chia sẻ rủi ro hợp đồng trong bối cảnh Covid-19

Hồ Kim Minh Châu - Luật sư điều hành Công ty luật Châu Hồ & Partner - TTV Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, vấn đề đàm phán lại để điều chỉnh giá, chia sẻ kinh phí chưa được điều chỉnh bằng quy định cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp được quyền thỏa thuận lại giá hợp đồng, đề nghị san sẻ kinh phí, rủi ro ở mức độ phù hợp.

Covid-19 – “Phương thuốc” nào cho hoạt động giải quyết tranh chấp

Phan Gia Quí - Nguyên Chánh Tòa Kinh tế Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Khác với Tòa án, việc hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp được xem xét khi một hoặc các bên có đề nghị xin hoãn gửi đến Hội đồng trọng tài. Để tránh quy trình tố tụng bị ảnh hưởng, Hội đồng trọng tài có quyền xem xét sự chính đáng dựa trên chứng cứ mà bên yêu cầu đưa ra và quyết định. Khi phải đối diện với dịch bệnh, việc tạm dừng giải quyết các tranh chấp sẽ lại tạo thêm cản trở mới cho doanh nghiệp. Chính bởi vậy, an toàn xét xử vẫn cần đi đôi với kịp thời, chất lượng để xoa dịu phần nào nỗi lo của các thương nhân.

 

Thông tin chi tiết và tải về vui long truy cập tại đây.

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI