...

Bản tin điện tử Quý I/2020 số 04 - T2.2020 phát hành ngày 24/02/2020

24 Tháng 2, 2020

Bản tin điện tử số quý I/2020 bao gồm các thông tin đa diện xoay quanh các chủ đề về giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) và các bài học từ thực tiễn tranh chấp thương mại. Cũng trong số này, trước bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp và có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, VIAC xin gửi tới quý độc giả thêm một góc nhìn pháp lý và những điều doanh nghiệp cần lưu tâm trong thời điểm hiện tại. Trong số này:

GÓC HỘI NHẬP

Thử thách phía trước

LS. Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

  • Năm 2020, năm thứ hai khai thác Hiệp định CPTPP, một Hiệp định thuộc thế hệ mới với tiêu chuẩn cao nhất, cũng là năm EFTA có được phê chuẩn và RCEP sẽ có hiệu lực. Có thể nói, mọi con đường tới với thương mại quốc tế đã được mở gần như rộng nhất. Về phía mình, Việt Nam cũng đã mở và cam kết mở thị trường trong nước gần như cao nhất.

GÓC ADRs

Giải quyết tranh chấp trực tuyến

LS. Nguyễn Trung Nam, Luật sư điều hành EP Legal, Trọng tài viên VIAC, Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC

  • Giải quyết tranh chấp trực tuyến là một nhánh của giải quyết tranh chấp sử dụng công nghệ để tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Hệ thống này chủ yếu bao gồm đến đàm phán trực tuyến, hòa giải trực tuyến hoặc trọng tài trực tuyến. Tuy nhiên, cách hiểu của những người làm luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) còn nhiều điểm không thống nhất.

GÓC NHÌN PHÁP LUẬT

Pháp lý cho Bất động sản du lịch

GS. TSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trọng tài viên VIAC

  • Đầu tư BĐS du lịch theo phương thức truyền thống thông qua các dự án khách sạn, vui chơi - giải trí rồi vận hành khai thác là rất quen thuộc. Cứ theo cách này thì không thể động viên vốn từ dân trực tiếp tham gia vào đầu tư phát triển. Phương thức phi truyền thống dựa trên giao dịch BĐS hình thành trong tương lai đã tạo được sức hút vốn từ dân rất mạnh vào các loại hình BĐS du lịch với tên gọi khác đi như condotel, hometel, officetel, shophouse, shopvilla, v.v. Từ đây, vấn đề vốn cho phát triển phân khúc BĐS du lịch đã tốt hơn rất nhiều, các nhà đầu tư thứ cấp từ dân đã đưa vốn của mình vào mua các đơn vị BĐS du lịch từ các dự án đầu tư.

Covid-19: Góc nhìn pháp lý và những điều doanh nghiệp cần lưu tâm 

PGS.TS Đỗ Văn Đại, Trưởng Khoa Luật dân sự trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh, Trọng tài viên - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học VIAC.

  • Nhìn chung, dịch bệnh Covid-19 gây ra có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp bị đình hoạt động, không thể sản xuất được. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu thương mại khi hàng nghìn xe hàng hóa đang xếp hàng đợi thông quan tại các cửa khẩu biên giới. Ngược lại cũng có những doanh nghiệp đang chiếm ưu thế trong dịch bệnh lần này, ví dụ như các doanh nghiệp về y tế hay các doanh nghiệp về hoạt động trực tuyến. Điều này cũng dễ hiểu, với sự cần thiết của các sản phẩm y tế cũng như với tâm lý chung của người dân là hạn chế các hoạt động tiếp xúc trực tiếp trong mùa dịch nên các doanh nghiệp trên cần phải cố gắng tận dụng cơ hội để hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích.

BÀI HỌC THỰC TIỄN

Cơ sở để miễn trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

  • Trong hoạt động thương mại, không hiếm trường hợp một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và được miễn trách nhiệm nếu xảy ra trường hợp pháp luật cho miễn thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005, “Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”.

Các yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng

  • Theo Điều 4 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015, “cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng” và “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Trong thực tế, không hiếm trường hợp một bên không thực hiện đúng hợp đồng đã được giao kết hợp pháp và viện dẫn sự kiện bất khả kháng để lý giải cho việc không thực hiện đúng hợp đồng.

ĐIỂM TIN

  • Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp tại VIAC và VMC năm 2019
  • Một số hoạt động nổi bật 06 tháng cuối năm 2019

Thông tin chi tiết và tải về vui lòng truy cập tại đây.

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI