...

Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ: Tầm quan trọng của Liên Kết vùng

28 Tháng 10, 2019

Chiều qua (26/09/2017) tại phòng Khánh tiết, Dinh Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh đã điễn ra Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ lần thứ 2. Với chủ đề Tái cơ cấu Kinh tế và chuyển đổi Mô hình Kinh tăng trưởng trên cơ sở Liên kết vùng, Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm và nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia kinh tế và nhiều doanh nghiệp hàng đầu. Ông Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Phó Chủ tịch VIAC đã tham gia trình bày phương hướng phát triển công nghiệp thương mại để tái cơ cấu kinh tế đến năm 2020.

Phát triển công nghiệp thương mại - dịch vụ để phù hợp với tái cơ cấu kinh tế giai đoạn tới năm 2020

Các vị diễn giả tại phiên thảo luận thứ ba.
Trong phiên này TS Bùi Văn, Giám đốc Kênh truyền hình FBNC điều phối thảo luận.

Chia sẻ tại phiên thảo luận, ông Lê Ngọc Trung - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian vừa qua UBND TP HCM đã giao cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư TP HCM xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp trong thành phố cũng như các tỉnh phía Nam.

Hiện nay TP HCM là một trong tâm tinh kinh tế mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài dến dầu tư. Tuy nhiên, khôn phải ngành nghề nào cũng phù hợp. Theo định hướng của Chính phủ, đối với các vùng kinh tế Đông Nam Bộ, cầnhình thành vùng công nghiệp lõi tại Đồng Nai, Bình Dương. Đây là những vùng thu hút các nhà đầu tư có giá trị cao. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu trên cơ sở tập hợp thông tin của các vùng để làm sao các đoàn nhà đầu tư nước ngoài đến đây có thể dễ dàng tìm được tư liệu.

 
TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế Chính phủ
Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Thảo luận tại phiên này, TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế Chính phủ, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM cho biết, chúng ta chưa bao giờ có thể chế vùng mà chỉ có thể chế kinh tế cho nên mọi thứ từ quy hoạch tới phân bố của các tỉnh là vùng không chi phối được gì cả.

Cách đây hơn 15 năm, khi lập ban chỉ đạo vùng vùng do đồng chí Hoàng Trung Hải phụ trách tôi đã kiến nghị, bây giờ tiếp tục kiến nghị tiếp: đó là vùng này ít ra phải liên kết được những điều:

Thứ nhất, liên kết được quy hoạch, công bố được kế hoạch sản xuất chỗ nào làm sản xuất, chỗ nào làm nông nghiệp, chỗ nào làm cảng… trên quy mô vùng chứ không phải quy mô địa phương. Thực tế hiện nay, nhiều nơi mặc dù đã có quy hoạch nhưng không ai làm hết. Ví dụ: Riêng cụm cảng số 5 đã thông qua hết rồi nhưng thực tế không ai làm.

Thứ hai, nếu đã quy hoạch rồi thì phải xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông kết nối. khi đồng nai tiến hành xây dựng khu đô thị nhơn trạch, tôi từng đề nghị chủ tịch tỉnh Đồng nai là muốn làm đô thị nhơn trạch, điều đầu tiên phải xây cây cầu qua cát lái, khi đó nhơn trạch chắc chắn sẽ biến thành quận 2 của TP HCM.

Thứ ba, TP HCM trở thành trung tâm chung đào tạo khoa học, thành ra phải xây dựng một không gian chung về đào tạo nguồn nhân lực, một thị trường lao động chung và cần phải chia sẻ với nhau về thị trường lao động. tiếp tục liên kết với nhau về bảo vệ môi trường,tránh tình trạng xả rác thải trên kênh ba bò chung giữa TP HCM và tỉnh Bình Dương hơn 10 năm nay chưa giải quyết được.

"Nếu nhà nước làm được bốn chuyện như vậy thì DN tự ngồi lại với nhau, chứ Nhà nước không cần can thiệp. Chức năng của nhà nước chỉ là điều tiết cơ sở hạ tầng. Ví dụ, muốn liên kết, hợp tác giữa TP HCM và Long An thì Tỉnh lộ 10 phải nối, chứ như hiện nay, mỗi tỉnh làm 1 nửa rồi để đó thì làm sao thúc đẩy khu công nghiệp phát triển được". - ông Lịch nói.

"Hiện nay có hội đồng vùng, các anh có thể bổ sung vào 4 vấn đề tôi vừa nêu. Từng cái một, hội đồng vùng đã thống nhất với nhau rồi, thì chúng ta sẽ làm được". - ông Lịch bày tỏ.

 
Ông Taji Tokimoto, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM (Jetro TPHCM)

Thảo luận tại phiên này, ông Taji Tokimoto, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM (Jetro TPHCM) cho biết, gần đây có rất nhiều KCN đang phát triển. tuy nhiên, vấn đề hạ tầng giao thông không thể vận chuyển, việc đi lại hết sức khó khăn đang là một trong những hạn chế để Đông Nam Bộ phát triển.

"Dịch vụ ở TP HCM phát triển nhanh đang thu hút nhiều các nhà đầu tư từ nước ngoài, cho nên các tỉnh lận cận khác khó thu hút hơn. Hiện nay chúng tôi đang quan tâm đến các tỉnh khác như Bình Phước, Long An…và hướng tới, 2 thị trường này chúng tôi sẽ có những kế hoạch cụ thể, quan tâm nhiều hơn để mở rộng thị trường trong các tỉnh Đông Nam Bộ". - ông Taji Tokimoto nói.

5 Điều cần thiết và cấp bách cần làm

Phát biểu kết thúc diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định: Việc thành lập hội đồng vùng kinh tế Đông Nam Bộ và giao TP HCM làm chủ tịch vùng” là việc làm cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Để làm được điều đó, vùng kinh tế ĐNB cần thực hiện 5 nội dung sau:

Thứ nhất, diễn đàn kinh tế vùng Đông Nam Bộ cần đi trước cả một bước nước về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn về cơ bản sẽ đạt công nghiệp hóa vào năm 2035. Như vậy, khu vực này đã đi nhanh hơn 20 năm so với tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Với sự đột phá về thể chế như vậy, TP HCM và vùng Đông Nam Bộ sẽ trở thành vùng kinh tế lớn của cả nước, đủ sức kết nối, tương đương với các vùng kinh tế khác trong khu vực.

Thứ hai, đề nghị hình thành không gian kinh tế vùng thống nhất, hỗ trợ việc tái cơ cấu kinh tế các vùng. Trong đó, cần đề xuất các cơ chế chính sách tăng cường liên kết vùng nhằm tạo ra một không gian kinh tế thống nhất toàn vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở phối hợp quy hoạch, phát triển hạ tầng, chính sách đầu tư, liên kết công nghiệp và dịch vụ… Hình thành một số tổ chức công tác vùng theo phương thức nửa nhà nước hoặc hoàn toàn độc lập.

Thứ ba, cần hình thành thể chế điều phối hiệu quả, trong đó, xem xét giao TP HCM là Chủ tịch hội đồng vùng và mời Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban chỉ đạo. Điều này theo đúng tinh thần và mong muốn của nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp. Mô hình quản trị vùng là một mô hình vừa có sự thống nhất nhưng cũng vừa có không gian cho các địa phương phối hợp phát triển.

Thứ tư, cần có một cơ chế thu hút đầu tư minh bạch, thống nhất, hạn chế thay đổi. Chỉ khi nào có sự nhất quán trong chính sách thì mới thu hút được DN bỏ tiền đầu tư.

Thứ năm, tăng cường liên kết phát triển đô thị trong vùng với mật độ đô thị cao, mật độ dân cư lớn, vùng ĐNB cần chủ động đề xuất với trung ương các cơ chế chính sách phát triển đô thị vùng với sự đột phát và tổ chức chính quyền hiện đại.

Thứ sáu, liên kết và lan tỏa. Vùng ĐNB cần thực hiện vai trò dẫn dắt các địa phương khác trong vùng phát triển và hội nhập quốc tế

Theo Nhóm Phóng viên thời sự (báo Diễn đàn Doanh nghiệp) đăng ngày 27/9/2017

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI