Theo một số liệu thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VAIC) số vụ tranh chấp thương mại tăng cao đột biến từ năm 2005 đến nay, trong đó có nhiều vụ việc phức tạp.
Vấn đề tranh chấp thương mại và những rủi ro về pháp lý thương mại trong môi trường kinh doanh ngày càng gia tăng và phức tap, khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhận thấy điều này Trung tâm trọng tại quốc tế Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc tổ chức hội thảo “Nhận diện rủi ro pháp lý phòng ngừa và giải quyết tranh chấp” tại TP.HCM.
Tại hội thảo các chuyên gia về luật đã đề cập đến nhiều phương thức giúp các doanh nghiệp nhận diện và giải quyết tranh chấp thương mại. Một trong những giải pháp được xem là phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam và khu vực là giải quyết tranh chấp ngoài tòa án.
Luật sư Đặng Xuân Hợp, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho biết việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ngoài tòa án được xem là lựa chọn hữu ích đối với các doanh nghiệp. Phương thức của giải pháp này doanh nghiệp có thể lựa chọn trọng tài trong nước hoặc quốc tế và hòa giải trong nước hoặc quốc tế, tùy thuộc vào từng vụ tranh chấp khác nhau. Đối với với việc lựa chọn trọng tài trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp thuận tiện và giảm thiểu về kinh tế. Khả năng thi hành và sự ủng hộ của tòa án trong nước cũng là một trong những thuận lợi đối với việc lựa chọn trọng tài trong nước.
Tại hội thảo, nhiều dẫn chứng về các vụ việc tranh chấp phức tạp cũng được các chuyên gia về luật dẫn chứng và phân tích những rủi ro, giải pháp mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Cụ thể, vụ việc đang diễn ra tại công ty Lavenue, liên quan đến khu đất vàng 8-12 Lê. Về vụ việc này theo ông Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc chương trình Thạc sỹ chính sách công – Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết cần xem xét các vấn đề pháp lý có thể phát sinh như việc mua lại cổ phần liệu có hợp pháp; quyền phát triển lô đất (8-12 Lê Duẩn) có được giap hợp pháp cho Công ty Lavennue hay không bằng việc kiểm tra quá trình cấp phép dự án Lavenue Crown; Trong trường TP.HCM thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rút lại phê duyệt dự án Lavennue Crown, làm cách nào để giải quyết các hậu quả tài chính?... Từ đó các chuyên gia nhận định sự việ tranh chấp trong thương mại hiện nay ngày càng phức tạp vầ đầy rủi ro cho doanh nghiệp, một trong những lựa chọn phổ biến để giải quyết những vấn đề nêu trên, doanh nghiệp có thể sử dụng đến phương thức hòa giải ngoài tòa án.
Cũng liên quan đến phương thức hòa giải ngoài tòa án PGS.TS Đỗ Văn Đại, Phó chủ tịch HĐKH – Trung tâm trọng tài VIAC, cho biết đối với phương thức hòa giải ngoài tòa án thường có hai trường hợp là hòa giải trong tố tụng trọng tài và hòa giải ngoài tố tụng trọng tài.Cụ thể đối với trường hợp thứ nhất, khung pháp lý khá mềm dẻo, quyết định công nhận hòa giải thành của trọng tài được điều chỉnh như phán quyết trọng tài đến nay chưa gặp khó khăn, vướng mắc nào lớn. Trong trường hợp thứ hai, khung pháp lý có một số điểm chưa rõ ràng và cần có hướng xử lý trong tương lai nhất là trong Luật về Hòa giải đang được Tòa án Nhân dân tối cao xây dựng.Giải thích rõ hơn về phương thức hòa giải, trọng tài PGS.TS Đỗ Văn Đại, cho biết hiện nay một trong những câu hỏi được quan tâm là những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng phương thức hòa giải trọng tài. Thực tế khung pháp lý về giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, trọng tài ngày càng rõ ràng và được mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đối với tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó Bộ luật tố tụng dân sự cũng ghi nhận hòa giải ngoài tố tụng và tranh chấp được hòa giải không nhất thiết là tranh chấp thương mại.Công Thương