...

Hòa giải thương mại Việt Nam đã tiệm cận thông lệ quốc tế?

28 Tháng 10, 2019

Sau một giai đoạn dài hoạt động, hòa giải thương mại đã chính thức được công nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án trong Luật. Các văn bản dưới Luật đã và đang nỗ lực để hoàn thiện khung pháp lý, mở ra cơ hội giải quyết các tranh chấp bằng hòa giải cho các bên trong hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Sáng nay, ngày 7/3/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hội thảo "Quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn quốc tế về hoạt động động hòa giải thương mại" do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Trung tâm Thương mại Trọng tài Quốc tế (VIAC) Việt Nam phối hợp tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo đại diện doanh nghiệp, các trọng tài viên và Luật sư. 

Trung tâm trọng tài quốc tế (VIAC): đã hòa giải thành 17 vụ việc 

Theo ông Vũ Xuân Phong, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã và đang ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển của hoạt động thương mại, đồng nghĩa cũng ngày càng có nhiều tranh chấp thương mại diễn ra.

Phương thức này ngày càng phát triển trên thế giới và được khuyến khích, thể chế hóa, với quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) được ban hành vào 2015 và Nghị định 22 NĐ-CP về Hòa giải thương mại được Chính phủ ban hành vào năm 2017, hòa giải thương mại đã được xây dựng và ban hành khung pháp lý để hoạt động theo pháp luật.

Các diễn giả trao đổi tại hội thảo

Ông Phong cũng cho biết, VIAC hoạt động từ 2009 từ khi chưa có Nghị định, chưa được Luật hóa, các hoạt động theo quy tắc hòa giải không bắt buộc. Tính đến 2017, đã có 17 vụ được giải quyết bằng hòa giải thương mại, giúp các bên đạt được tiếng nói đồng thuận sau tranh chấp.

Tuy 17 vụ việc đạt kết quả hòa giải chưa hoàn toàn là con số cao so với số lượng các vụ việc tranh chấp thương mại đã diễn ra trong thời gian qua, song đây là bước tiến tích cực cho thấy các bên trong một vụ việc tranh chấp dân sự hoàn toàn có thể sử dụng hòa giải thương mại ngoài Tòa án. Các doanh nghiệp có thể tìm tiếng nói đồng thuận “mềm mại” với sự hỗ trợ của các “trọng tài” là Luật sư, chuyên gia, trước khi tìm đến và sử dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp “cứng”, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bà Nina Mocheva, Chuyên gia Tài chính cấp cao, Bộ phận nâng cao tính sáng tạo, cạnh tranh và Phát triển thị trường Tài chính thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (IFC thuộc WB) cho biết trên thế giới hòa giải thương mại đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được Luật hóa tại Việt Nam, cho đến khi có hành lang pháp lý gần đây. Ở cương vị chuyên gia cùng nhóm xây dựng Dự án giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, bà hy vọng đây sẽ là công cụ thường xuyên được sử dụng với doanh nghiệp và các luật sư.

 Tòa án Nhân dân TP HCM: Chưa công nhận vụ việc hòa giải thành nào theo yêu cầu 

Cũng theo bà Nina Mocheva, tại thời điểm hiện nay, mặc dù đã được quy định trong Bộ Luật và Nghị định, song thực tế vẫn đang có một số khoảng cách nhất định giữa pháp luật hòa giải hiện hành của Việt Nam với thông lệ tốt của quốc tế. Cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam cho phép thi hành thỏa thuận đạt được thông qua hòa giải, nhưng thủ tục công nhận hòa giải thành vẫn cần phải được kiểm chứng trên thực tế.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam cho phép bảo mật thông tin (nghị định về hòa giải) nhưng không bảo đảm rằng thông tin thu được trong quy trình hòa giải sẽ không được sử dụng làm chứng cứ trong các quy trình tố tụng sau đó.

Thứ ba, pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên ở mức độ nhất định (trong việc xác định quy trình hòa giải và ra quyết định sau cùng và cuối cùng không có quy định về tạm ngưng thời hiệu khởi kiện khi vụ việc được đưa ra hòa giải.

Dẫn ra nhiều vụ việc và phân tích các trường hợp bất cập trong quy định ở một số điều về hòa giải thương mại trong BLTTHS, ông Nguyễn Công Phú, Phó Chánh tòa, Tòa kinh tế Tòa án Nhân dân TP HCM cũng cho rằng tinh thần BLTTDS vẫn có nhiều điểm chưa rõ, chưa khớp với thông lệ quốc tế hoặc có thể dẫn đến lúng túng cho các nhà hòa giải khi vận dụng giải quyết tranh chấp thương mại. Ông Phú cho biết thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là một thủ tục mới được đưa vào BLTTDS, việc thi hành chưa có nhiều kinh nghiệm và thực tiến và đến nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể của TAND tối cao nên ắt hẳn sẽ khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc và sự thiết thông nhất trong việc áp dụng luật của các Thẩm phán.

Thống kê của Tòa án Nhân dân TP HCM, khu vực phát triển mạnh về hoạt động thương mại và cũng có nhiều hoạt động tranh chấp diễn ra, thực tế tòa án hiện nay chưa có công nhân vụ việc hòa giải thành nào.

Theo Lê Mỹ Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đăng ngày 07/03/2018

____________

1. Tài liệu Hội thảo: Tải tại đây

2. Một số hình ảnh tại Hội thảo: Xem tại đây

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI