...

Hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam

28 Tháng 10, 2019
Ngày 7.6, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam.

Luật Trọng tài thương mại 2010 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã góp phần thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc các phương thức ngoài tòa án. So với trọng tài quốc tế, thủ tục tố tụng tại VIAC hiệu quả hơn về thời gian và chi phí - 2 yếu tố đặc biệt cần cân nhắc khi giá trị tranh chấp tương đối thấp. Hơn nữa, việc thi hành phán quyết của VIAC thường đơn giản hơn so với thủ tục công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài…

Tuy nhiên, theo đánh giá, hoạt động trọng tài thương mại của nước ta so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới còn sơ khai. Mặc dù, các Nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, nhưng hoạt động này hiện chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Thống kê cho thấy, giải quyết tranh chấp đầu tư, kinh doanh bằng trọng tài thương mại chưa tới 10% tổng số các vụ việc tranh chấp, trong khi số vụ việc phát sinh ngày càng nhiều. Điều đó đã gây áp lực về thời gian, chi phí giải quyết của các bên và cả xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh cũng như cải thiện chỉ số cạnh tranh của nước ta. Trong bối cảnh này, hoạt động trọng tài thương mại được kỳ vọng là giải pháp góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh của Việt Nam.

Do vậy, có ý kiến đề nghị cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết, hoặc nơi bên phải thi hành phán quyết trọng tài có tài sản, hoặc nơi bên phải thi hành phán quyết trọng tài có trụ sở chính.

Liên quan đến hủy phán quyết trọng tài, có ý kiến cho rằng, đa số yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đều đưa ra lý do về tố tụng, quyền khởi kiện, điều kiện khởi kiện và cả những vấn đề thuộc về nội dung vụ kiện. Do đó, các thẩm phán phải phân định rõ yêu cầu nào thuộc nội dung vụ kiện và yêu cầu nào không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị bỏ thủ tục yêu cầu bên được thi hành phán quyết trọng tài phải cung cấp xác nhận của Tòa án. Trong trường hợp cơ quan thi hành án cần có xác nhận, cơ quan này sẽ chủ động trực tiếp yêu cầu Tòa án xác nhận, hoặc yêu cầu bên phải thi hành phán quyết trọng tài cung cấp xác nhận của tòa án…

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI