...

Trọng tài viên VIAC tại Phiên họp lần thứ 66 Nhóm Công tác II UNCITRAL

27 Tháng 10, 2019

Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Đoàn công tác Việt Nam gồm đại diện Bộ, Tòa án nhân dân tối cáo, Bộ Tư pháp và Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam) đã tham dự Phiên họp thứ 66 Nhóm Công tác II (Giải quyết tranh chấp) của Ủy ban luật thương mại quốc tế của UNCITRAL về vấn đề cho thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đạt được thông qua trung gian, hòa giải (thỏa thuận hòa giải) trong thời gian từ 06 – 10/02/2017 tại NewYork, Mỹ.  Đại diện VIAC, Luật sư Lương Văn Trung – Trọng tài viên Trung tâm, luật sư điều hành Công ty Luật Lexcomn Việt Nam vinh dự được tham gia đoàn đại diện Việt Nam dự họp và phát biểu ý kiến.

Trên cơ sở đề nghị của Mỹ, Khóa họp toàn thể 47 (tháng 07/2014) giao Nhóm Công tác II thảo luận về một văn kiện về hiệu lực thực thi của các thỏa thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải về nguyên tắc là một dạng hợp đồngl trong trường hợp một bên không tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng. Đối với các thỏa thuận có yếu tố quốc tế (các bên cư trú tại những quốc gia khác nhau; đối tượng của thỏa thuận nằm ở quốc gia khác) thì việc khởi kiện có thể gặp khó khăn do hợp đồng ký kết tại một quốc gia có thể không được quốc gia thừa nhận. Trong khi Phán quyết trọng tài được các quốc gia tự động công nhận và cho thi hành theo Công ước New York năm 1958 thì đến nay, chưa có một văn kiện quốc tế về giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành của các thỏa thuận hòa giải. Việc thi hành phụ thuộc chủ yếu vào pháp luật quốc gia. Do đó, các nước có nhiều thực tiễn và kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp bằng hòa giải (như Mỹ, Ca-na-da, Anh, Mê-xi-cô) mong muốn xây dựng một văn kiện pháp lý quốc tế về thi hành thỏa thuận hòa giải có tính chất tương tự như Công ước New York năm 1958.

Sau bốn phiên họp trong hai năm qua, Nhóm công tác đã thảo luận về kinh nghiệm quốc gia; các vấn đề về thuật ngữ, khái niệm; cơ chế cho thi hành, cơ chế từ chối cho thi hành. Đến trước Phiên họp 66, Nhóm công tác chưa thống nhất được năm nhóm vấn đề có tính nguyên tắc, bao gồm: (i) giá trị pháp lý của thỏa thuận hòa giải; (ii) áp dụng đối với các thỏa thuận hòa giải đã được đưa vào bản án hoặc phán quyết trọng tài; (iii) cơ chế opt-in hoặc opt-out; (iv) sự khách quan, độc lập của hòa giải viên; (v) hình thức của văn kiện tương lai.

Tại phiên họp lần thứ 66 này, qua tham vấn, Nhóm công tác đã đạt được thỏa thuận có tính chất thỏa hiệp trên các vấn đề tồn đọng. Theo đó các vấn đề được đưa ra xem xét trực diện, tham vấn ý kiến của đại diện các nước, đặc biệt là các nước có những phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện các quy ước chung này.

Thứ nhất, về giả trị pháp lý của thỏa thuận hòa giải, tại những cuộc họp đầu tiên, Nhóm công tác sử dụng khái niệm “công nhận và cho thi hành” thỏa thuận hòa giải (sử dụng thuật ngữ tương tự trong Công ước New York). Gần đây, EU đề nghị không đặt ra khái niệm “công nhận” vì thỏa thuận hòa giải là một dạng thỏa thuận tư trong khi “công nhận” chỉ áp dụng đối với các bản án hoặc phán quyết trọng tài. Tuy vậy, EU không phản đối việc thừa nhận tranh chấp đã được giải quyết thông qua thỏa thuận hòa giải. Do đó, Nhóm công tác thống nhất sẽ không sử dụng khái niệm “công nhận” trong văn kiện mới (mà chỉ có khái niệm “cho thi hành”) và bổ sung một quy định riêng về việc tranh chấp được coi là đã được giải quyết dứt điểm thông qua thỏa thuận hòa giải.

Thứ hai, về cơ chế opt-in và opt-out, phiên họp thống nhất nguyên tắc chung là văn kiện mới sẽ tự động áp dụng đối với các thỏa thuận của hòa giải, trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận không áp dụng (opt-out). Tuy vậy, để đảm bảo linh hoạt, nhóm công tác nhất trí một bên ký kết văn kiện mới có thể đưa ra tuyên bố về áp dụng cơ chế ngược (opt-in).

Thứ ba, về từ chối cho thi hành do hòa giả viên vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức: Nhóm nước EU, Hàn Quốc và Việt Nam đề nghị trong trường hợp hòa giải viên vi phạm các chuẩn mực đạo đức như đối xử công bằng, độc lập, khách quan thì thỏa thuận hòa giải có thể bị từ chối cho thi hành. Trong khi đó, các nước Mỹ, Mexico, Canada đề nghị không có căn cứ này với lý do hòa giả là quá trình tự nguyện, hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của các bên, hòa giải viên không căn thiệp vào việc ra quyết định. Các trung tâm hòa giải cho rằng việc có căn cứ này có thể không khuyến khích áp dụng văn kiện mới, làm phát sinh thêm tranh chấp về xác định có sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức hay không.

Qua tham vấn, Nhóm công tác thống nhất vẫn có căn cứ từ chối thi hành trong trường hợp hòa giải viên hoặc quá trình hòa giải vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn được áp dụng (chẳng hạn các quy tắc đạo đức liên quan), nếu không vì sự vi phạm đó thì các bên đã không ký thỏa thuận hòa giải.

Thứ tư, về hình thức văn kiện tương lai: sau nhiều Phiên họp, quan điểm của các nước vẫn còn cách xa nhau về hình thức văn kiện. Mỹ trong vị thế là nước đưa ra sáng kiện và nhiều nước khác ủng hộ xây dựng một công ước có tính ràng buộc; trong khi đó, EU, Nga chỉ chấp nhận phát triển thêm các điều khoản mẫu trên cơ sở Luật mẫu về hòa giải thương mại UNCITRAL, đã thông qua năm 2002.

Nhóm công tác thỏa hiệp rằng sẽ xây dựng cả hai loại văn kiện trên và không thể hiện sự ưu tiên cho hình thức văn kiện nào trong hai văn kiện này.

Như vậy, sau năm cuộc họp, Nhóm công tác cơ bản thống nhất về hầu hết các vấn đề có tính nguyên tắc, đặc biệt về hình thức văn kiện đầu ra. Kết quả Phiên họp và khuyến nghị về xây dựng hai văn kiện song song sẽ được báo cáo lên cuộc họp của Ủy ban vào tháng 07/2017 để quyết định. Nếu được Ủy ban đồng ý tại phiên họp sau Nhóm công tác sẽ thảo luận tiếp về hình thức văn kiện. 

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI