Hoạt động thương mại và đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam – cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và một số vấn đề thực tiễn
29 Tháng 10, 2019(*) Đinh Ánh Tuyết - Trưởng Văn phòng Luật sư IDVN, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
Những nhược điểm nào của hợp đồng BOT giao thông cần khắc phục?
29 Tháng 10, 2019Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) về việc “gỡ nút thắt” trong việc xây dựng Luật PPP tới đây nói chung và tháo gỡ cho các dự án giao thông sắp triển khai trong thời gian tới.
Thị trường chứng khoán: Đã đến thời khắc mở đường cho doanh nghiệp FDI lên sàn
29 Tháng 10, 2019Liên quan đến phương án xây dựng quy định pháp lý hướng dẫn cho doanh nghiệp FDI chuyển đổi lên niêm yết trên TTCK Việt Nam, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, cơ quan này đang trong quá trình tổng hợp ý kiến bộ, ngành, để trên cơ sở đó hoàn tất cơ chế hướng dẫn doanh nghiệp FDI lên sàn, sau đó sẽ được trình Bộ Tài chính xem xét trước khi trình Chính phủ quyết định Không nên chậm thêm“Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác...”. Ðây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, vừa được ban hành.Từ định hướng trên, một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để mở đường cho khu vực doanh nghiệp FDI chuyển đổi sang doanh nghiệp đại chúng và đưa cổ phiếu lên niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam.Có nhiều lý do để các chuyên gia đưa ra nhận định trên. Ðầu tiên, nhiều nước khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đưa cổ phiếu niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, huống hồ doanh nghiệp FDI là những công ty đem vốn vào xây dựng nhà xưởng, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam.Thứ hai, quá trình thí điểm cho phép doanh nghiệp FDI lên niêm yết mang lại kết quả khá tích cực, thể hiện mục tiêu lên sàn của chủ doanh nghiệp FDI không phải hoàn toàn là để thoái vốn, “tháo chạy” khỏi Việt Nam như có ý kiến quan ngại, mà còn chứng minh một thực tế ngược lại.Nhiều doanh nghiệp FDI được lên sàn theo cơ chế thí điểm trước đây hiện chủ ngoại vẫn nắm quyền điều hành, vẫn tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động, hiệu quả kinh doanh khá tốt như CTCP Everpia (mã chứng khoán EVE, sàn HOSE), CTCP Dây và cáp điện Taya Việt Nam (mã chứng khoán TYA, sàn HOSE), CTCP Công nghiệp Tung Kuang (mã chứng khoán TKU, sàn HNX)…Thứ ba, doanh nghiệp FDI có nhu cầu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Từ thực tiễn hoạt động của một đơn tư vấn niêm yết, ông Trần Thiên Hà, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán APG cho biết, hiện các doanh nghiệp FDI sau thời gian hoạt động tại Việt Nam, họ có nhu cầu đưa cổ phiếu lên sàn với nhiều mục tiêu khác nhau; trong đó, không phủ nhận có doanh nghiệp theo chu kỳ kinh doanh, họ muốn lên sàn để tìm cơ hội thoái vốn…Với những doanh nghiệp có mục tiêu này, dù có cho lên sàn hay không họ vẫn tìm cách thoái vốn bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, thà có cơ chế rõ ràng, thông thoáng cho doanh nghiệp FDI lên sàn để cơ quan quản lý dễ kiểm soát, giảm thiểu hành vi trốn thuế, vì các giao dịch mua bán doanh nghiệp ngoài sàn kém minh bạch hơn so với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán….Thứ tư, trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán, cũng như thực thi các giải pháp để gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào thị trường chứng khoán, việc cho phép doanh nghiệp FDI lên sàn chính là thêm một con đường thu hút dòng vốn ngoại đã được “Việt Nam hóa”.Thứ năm, Luật Ðầu tư, Luật Chứng khoán đang được thúc đẩy sửa đổi theo hướng mở rộng không gian cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.Bởi vậy, việc mở cửa cho doanh nghiệp FDI lên sàn là thêm một cách để hiện thực hóa nỗ lực cải cách này của Việt Nam, qua đó mang lại lợi ích cho các bên liên quan…Ở khía cạnh tích cực, việc cho phép doanh nghiệp FDI lên sàn sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có thêm nguồn hàng mới, đáp ứng khẩu vị đầu tư đa dạng của giới đầu tư trong và ngoài nước.Thực thi hiệu quả cơ chế cho phép doanh nghiệp FDI lên sàn, cùng với môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục có những bước tiến mới còn góp phần tạo hiệu ứng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp nước ngoài tích cực hơn trong thời gian tới…Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực trên, việc mở đường cho doanh nghiệp FDI cần đảm bảo tính chặt chẽ để tránh những… “tác dụng phụ”.Chẳng hạn, cần kiểm soát chặt tình trạng chuyển giá. Vấn đề này cũng được đề cập tại Nghị quyết 50/NQ-TW của Bộ Chính trị: “Các hiện tượng chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng" ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng…”.Nếu tình trạng này không được kiểm soát tốt, thì có khi máy móc, thiết bị chỉ có giá trị 5 đồng, nhưng khi vào Việt Nam, họ kê khai lên 20 - 30 đồng. Nếu khâu kiểm toán và định giá doanh nghiệp trước khi lên sàn không khách quan, chuẩn xác sẽ khiến nhà đầu tư đối mặt với rủi ro mua cổ phiếu của doanh nghiệp FDI chuyển đổi với giá cao.Thời gian qua, đã có hiện tượng một số doanh nghiệp FDI do làm ăn thua lỗ, nợ lương công nhân, lãnh đạo bỏ trốn về nước. Tình trạng này nếu xảy ra với doanh nghiệp FDI sau khi chuyển đổi và đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến nhà đầu tư đại chúng, mà cả thị trường chứng khoán.Cần những “van” điều tiết nào?Ðiều quan trọng khi xây dựng cơ chế cho doanh nghiệp FDI lên sàn, theo ý kiến từ chuyên gia là cần đánh giá kỹ lưỡng các cam kết mà doanh nghiệp FDI thực hiện khi được cấp phép đầu tư.Ngoài các điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) như quy định hiện hành, với khối doanh nghiệp FDI khi lên sàn, nên cân nhắc đưa ra thêm các tiêu chí mà các doanh nghiệp này phải đáp ứng về: thời gian hoạt động tại Việt Nam; mức tăng trưởng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận hàng năm; tỷ lệ chuyển giao công nghệ… Ðiều này sẽ giúp lọc được các doanh nghiệp FDI có chất lượng để đưa lên sàn.Muốn kiểm soát việc nhà đầu tư nước ngoài đưa doanh nghiệp lên sàn để thoái vốn, nhà quản lý có thể nên cân nhắc đưa ra quy định cổ đông lớn, cổ đông sáng lập nước ngoài phải chịu hạn chế giao dịch cổ phiếu trong một khoảng thời gian, chẳng hạn trong vòng 3 năm kể từ ngày lên niêm yết.Trách nhiệm của kiểm toán, công ty xác định giá trị doanh nghiệp cần phải được tăng cường. Nếu doanh nghiệp đã từng áp dụng các chiêu trò chuyển giá, khiến cho vật tư, thiết bị, máy móc tăng cao hơn giá trị của chúng trên thị trường thì nhiệm vụ của kiểm toán, đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp là phải đưa những giá trị ảo này về giá trị thật, để giá cổ phiếu chào bán ra thị trường sát thực với giá trị doanh nghiệp, tránh rủi ro cho nhà đầu tư mua cổ phiếu giá cao.Cũng cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chủ doanh nghiệp FDI sau khi chuyển đổi phải chịu trách nhiệm về tình trạng kinh doanh thua lỗ, chứ không thể bỏ trốn.Thậm chí, ở cấp cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, đăng ký kinh doanh, cần có cơ chế hợp tác với cơ quan quản lý các nước có doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam để buộc chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xử lý đến cùng các vấn đề xảy ra tại doanh nghiệp, chứ không phải bỏ trốn là phủi trách nhiệm.Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật BasicoMở đường cho doanh nghiệp FDI lên sàn: Được nhiều hơn mấtNếu Chính phủ có thêm các giải pháp cải cách, chẳng hạn như cho phép doanh nghiệp FDI được chuyển đổi thành công ty đại chúng và đưa cổ phiếu lên niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sẽ thêm một tín hiệu tốt được phát đi. Ðó là khối doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nội địa, họ được thuận lợi đưa vốn ra - vào thị trường.Việc mở đường cho doanh nghiệp FDI đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán còn giúp tăng cường hoạt động giám sát với khối doanh nghiệp này.Bởi, thay vì chỉ có các cơ quan quản lý như đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế… giám sát khi hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sẽ chịu thêm sự giám sát của nhà đầu tư, cổ đông và cơ quản quản lý, vận hành thị trường chứng khoán như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán.Ngoài ra, việc đưa doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán sẽ giúp hàng hóa trên thị trường chứng khoán trong nước đa dạng hơn, mang lại cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư. Thậm chí, nếu cơ chế này được xây dựng, vận hành tốt còn tạo hiệu ứng thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.Ðiều này cũng giúp nhà quản lý giám sát, kiểm soát các hoạt động mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp tốt hơn, giảm thiểu các hoạt động thao túng, không minh bạch trong quá trình mua bán doanh nghiệp ngoài sàn.Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)Cần giám sát chặt chẽ doanh nghiệp FDI lên sànÐể mở đường cho các doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán Việt Nam đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, cũng như các bộ, ngành liên quan cần rà soát kỹ lưỡng các cam kết quốc tế mà Việt Nam phải thực thi, cũng như các lĩnh vực mở cửa tối đa, hay hạn chế sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.Một khi quy định đã cụ thể thì tránh nại ra những lý do nhạy cảm để đưa ra những diễn giải mang tính không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI lên sàn.Nếu vì e ngại doanh nghiệp FDI lên sàn rồi khi thua lỗ, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mà không mở đường cho họ lên sàn, thì khi họ tồn tại ngoài sàn vẫn phải khắc phục hậu quả.Do đó, điều quan trọng là cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, khả thi với các doanh nghiệp FDI lên sàn, đặc biệt là tuân thủ các quy định về minh bạch báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, cũng như các loại thông tin khác như quy định của pháp luật chứng khoán… Khung pháp lý tốt sẽ chặn được rủi ro phát sinh, cũng như giải quyết tốt các hậu quả không mong muốn.Theo Nguyễn Hữu,Tinnhanhchungkhoan.vn, 07.09.2019.
Những lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
29 Tháng 10, 2019Tại Hội thảo Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ) và những điểm cần lưu ý do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) tổ chức mới đây, bà Amanda Rasmussen - Chủ tịch AmCham tại TP.HCM cho biết, trong quý I/2019, thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ (Mỹ) đạt 18,44 tỷ USD, tăng 36,51% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu tăng 16,9%, trong khi nhập khẩu tăng 40,15%.
Chúng ta phải thay đổi tư duy làm luật
29 Tháng 10, 2019Từ ngày 3/9 - 31/12/2019, Cuộc vận động "Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức được phát động thực hiện.
Trọng tài giải quyết tranh chấp trực tuyến
29 Tháng 10, 2019Giao dịch trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp (DN) trong nước đã và đang sử dụng internet để giao kết hợp đồng, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thống kê tại Emarketer.com, ước tính mỗi ngày có hàng trăm triệu giao dịch thương mại điện tử, trong số này có 2%-5% giao dịch phát sinh tranh chấp.
Bên yếu thế trong giao dịch hợp đồng
29 Tháng 10, 2019Cái cùng được là giá trị cốt lõi của hợp đồng, là giao ước (covenants) tương liên được các bên thỏa thuận trong một quan hệ kinh tế. Đó có thể là hoạt động thương mại, đầu tư, giao dịch tài sản, dịch vụ, vay mượn... Về nguyên tắc (và được luật lệ bảo vệ) các điều khoản và điều kiện (terms and conditions) của bất cứ hợp đồng nào cũng đều được xác lập trên cơ sở bình đẳng (equality), thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ (rights and duties) cụ thể được hai bên hiểu rõ và thừa nhận. Thế nhưng, trên rất nhiều hợp đồng, yêu cầu được xem là bản chất của văn tự này còn chừng mực.
Doanh nghiệp cần liên kết để lớn lên trong hội nhập
29 Tháng 10, 2019Nhìn lại chặng đường dài hơn 30 năm gắn bó, từ những ngày đầu hội nhập, cho đến những cuộc đương đầu với vụ kiện chống bán phá giá, bảo hộ thương mại... và nghiên cứu các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA với những cam kết rất cao, Luật sư, TS. Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có những chia sẻ kinh nghiệm thiết thực cho doanh nghiệp trong hội nhập.
Tranh chấp thương mại: Chứng từ điện tử có giá trị không?
29 Tháng 10, 2019Việc giao dịch từ xa thông qua hợp đồng điện tử ngày càng gia tăng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 do đó việc giải quyết tranh chấp thương mại cũng có sự thay đổi với các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. Có đến 50% tranh chấp thương mại điện tử liên quan đến các hợp đồng xuất nhập khẩu. BizLIVE có cuộc trao đổi với ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) liên quan đến vấn đề này.