...

Ấn phẩm điện tử nhận định điểm mới của Luật phát hành Tháng 01/2021

28 Tháng 1, 2021

Ấn phẩm đầu năm của VIAC đã chính thức được ra mắt, với những bài viết đến từ các tác giả có uy tín trong ngành Luật. Bên cạnh việc mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam cái nhìn tổng quan về những thay đổi về luật, VIAC hi vọng ấn phẩm này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp những kiến thức cần thiết để bứt phá trong năm mới 2021, phục hồi sau một năm gặp khó khăn do dịch Covid-19.

 

Trong Ấn phẩm này:

LỊCH SỬ CON DẤU VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI TẠI LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 - CẦN LƯU Ý GÌ?

Luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên – Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), Luật sư điều hành Công ty Luật LNT & Partners

Cải cách này đồng nghĩa với việc xúc tiến, tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,  nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng dấu của doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính về dấu được lược bỏ nhằm tạo thuận tiện, giảm chi phí, nghĩa vụ cho doanh nghiệp và giảm áp lực cho Cơ quan Nhà nước. Sự thay đổi này là xu hướng tất yếu trong quá trình Việt Nam hội nhập với thế giới.

 

CÁC ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA QUYỀN CỔ ĐÔNG TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Luật sư Vũ Thu Hằng – Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam, Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Liên Kết Thanh Danh

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có một số thay đổi đáng lưu ý về quyền cổ đông trong công ty cổ phần nhằm tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong loại hình doanh nghiệp này, bao gồm quy định về quyền của (các) cổ đông nắm giữ 5% và 10% cổ phần và quyền khởi kiện của (các) cổ đông nắm giữ 1% cổ phần. Các sửa đổi đáng lưu ý liên quan đến quyền của cổ đông trong công ty cổ phần có thể xem là tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của thị trường, đảm bảo quyền của chủ sở hữu vốn khi đầu tư vào công ty cổ phần.

 

KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG GIAO DỊCH M&A - NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI KHUNG PHÁP LÝ THAY ĐỔI

Luật sư Trần Thanh Tùng – Luật sư thành viên Công ty Luật Global Vietnam Lawyers

Mua lại và sáp nhập (M&A) là việc mua vốn hoặc mua tài sản trong doanh nghiệp mục tiêu đến mức có thể kiểm soát được doanh nghiệp này. Luật Cạnh tranh điều chỉnh M&A nhằm đảm bảo M&A dự kiến không gây tác động hạn chế cạnh tranh – tức là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Khi tiến hành M&A, cần lưu ý tự soát xét vị thế của doanh nghiệp trên thị trường liên quan, chuẩn bị cấu trúc giao dịch một cách cẩn thận, xem xét khả năng thông báo tập trung kinh tế, tham vấn ý kiến của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cũng như các chuyên gia.

 

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2020 VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Luật sư Phạm Quốc Tuấn – Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH DIMAC, Trọng tài viên VIAC

Luật sư Hoàng Thanh Tuấn – Luật sư Công ty Luật TNHH DIMAC

Một trong những điểm mới nổi bật trong Luật Đầu tư 2020 được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao đó là việc các nhà làm luật đã thay đổi cách tiếp cận về điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận thuận lợi hơn đối với thị trường Việt Nam. Điều này đương nhiên tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp nội địa, khi thị trường trong thời gian tới đây sẽ đón nhận một làn sóng mới những nhà đầu tư nước ngoài gia nhập.

 

NGÀNH, NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ HÀNH VI ĐẦU TƯ KINH DOANH BỊ CẤM THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2020

Nguyễn Công Phú - Nguyên Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TP.HCM, Trọng tài viên VIAC

Sau quá trình thu thập ý kiến và thảo luận tại Quốc hội, Luật Đầu tư năm 2020 đã được Quốc hội thông qua, trong đó đã bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Bản thân dịch vụ đòi nợ thuê không gây nguy hại cho xã hội nhưng điều mà nhiều người lo lắng chính là sự biến tướng của nó. Một vấn đề khác trong lĩnh vực đầu tư cũng được các nhà đầu tư và cả các cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án, Trọng tài quan tâm, là việc xác định các hành vi đầu tư kinh doanh bị cấm.

 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN TRONG THỜI ĐẠI COVID-19: TIỀM NĂNG VÀ HẠN CHẾ

Luật sư Nguyễn Trung Nam – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC), Luật sư sáng lập EPLegal

Trong khoảng thời gian Covid-19 hoành hành trên khắp các châu lục thì hầu hết các trung tâm trọng tài lớn trên thế giới đã phát triển và tích hợp hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến vào quy trình tố tụng trọng tài của mình, cùng với đó là ban hành các hướng dẫn về việc xét xử trực tuyến. Việc phát triển ODR cần được tiến hành song song với việc phát triển, cập nhật hành lang pháp lý để thừa nhận kết quả giải quyết tranh chấp bằng ODR và giảm thiểu rủi ro thi hành các kết quả giải quyết tranh chấp này.

 

Thông tin chi tiết và tải về vui lòng truy cập tại đây

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI