...

Diễn đàn Hòa giải Châu Á Thái Bình Dương APMF lần thứ 8

28 Tháng 10, 2019

Diễn đàn Hòa giải Châu Á Thái Bình Dương (APMF) được thành lập từ năm 2001 và là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích truyền bá, phổ biến và phát triển kiến thức và kĩ năng của việc hòa giải và các hình thức giải quyết tranh chấp khác giữa các quốc gia với các nền văn hóa đa Bên cạnh các chủ đề hòa giải trong dân sự, tham gia chương trình, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ, đại diện VIAC - ông Phan Trọng Đạt (Phó Tổng Thư ký VIAC) và PGS.TS. Trần Văn Nam (Trọng tài viên VIAC) đã có phần chia sẻ những phân tích chuyên sâu cùng kinh nghiệm thực tiễn xoay quanh hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải thương mại và định hướng phát triển kỹ năng đàm phán, hòa giải cho các học viên, sinh viên tại hơn 40 cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, kỹ năng hành nghề luật trên cả nước.dạng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Năm 2017, diễn đàn được mở ra tại Đà Nẵng, Việt Nam - một trong những quốc gia thành viên, thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều đơn vị tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Ông Phan Trọng Đạt - Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

PGS. TS. Trần Văn Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Năm 2018, một loạt hiệp định FTA có hiệu lực, cạnh tranh càng trở nên gay gắt, nguy cơ phát sinh tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau và giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài tăng cao. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Về hòa giải thương mại của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2017 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hòa giải thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, Nghị định 22 đã xác lập hiệu lực của kết quả hòa giải, đảm bảo quyền lợi của các bên khi sử dụng phương pháp hòa giải. Chia sẻ về vấn về này, Luật sư Vũ Ánh Dương cho rằng "Hòa giải được xem là giải pháp hiệu quả xử lý các tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp với ba ưu điểm chính: thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí; các bên tự quyết định việc giải quyết tranh chấp và luôn biết trước kết quả tranh chấp; phương thức hòa giải mang tính thân thiện rất cao và hai bên cùng thắng".

Rõ ràng, khi tham gia đầu tư, kinh doanh, tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Cho nên các doanh nghiệp cần chủ động đề ra biện pháp để phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các rủi ro, giảm tối đa việc phải gánh chịu những hậu quả, thiệt hại về tài sản, đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn hoặc thậm chí phá sản. Cạnh đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu các phương thức giải quyết tranh chấp để khi có tranh chấp xảy ra có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất và hiệu quả nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

 

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI