...

Toạ đàm: “Giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư giữa các pháp nhân và cá nhân nước ngoài với Nhà nước Việt Nam”

28 Tháng 10, 2019

Ngày 9.9.2017, Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Câu lạc bộ Luật sư Thương mại (VBLC) phối hợp với Khoa Luật UEH tổ chức Toạ đàm: “Giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư giữa các pháp nhân và cá nhân nước ngoài với Nhà nước Việt Nam”. Buổi tọa đàm được chia làm 3 phiên với nhiều đề tài hấp dẫn thu hút được sự chú ý của các thành viên tham dự

 

Phiên 1 với chủ đề : "Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư giữa các cá nhân, pháp nhân nước ngoài với Nhà nước. Tại phiên này, các diễn giả đến từ Đại học Quốc Gia Hà Nội, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,  Đại học Luật TP.HCM đã phân tích,thảo luận các vấn đề tổng quan như giới thiệu các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư giữa cá nhân, pháp nhận nước ngoài với Nhà nước Việt Nam cũng như phân tích các nguyên nhân tranh chấp và khuynh hướng giải quyết các tranh chấp này. Tại phiên 1, với sự tham gia của ông Phạm  Mạnh Dũng, Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), đã cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua ICSID. Ông Dũng được đánh giá là diễn giả có nhiều kinh nghiệm dưới nhiều góc nhìn  như Trọng tài viên VIAC, Luật sư, nguyên lãnh đạo Vụ pháp chế Bộ kế hoạch và Đầu tư nên đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho Toạ đàm.

 

Tiếp theo, trong chủ đề "Phòng tránh và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư giữa các cá nhân, pháp nhân nước ngoài với Nhà nước", các diễn giả đến từ VIAC và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày các kinh nghiệm phòng tránh tranh chấp dưới góc nhìn, cơ quan nhà nước, luật sư, và cơ quan giải quyết tranh chấp. Tại phiên này, Ls Châu Việt Bắc, Phó Tổng Thư ký VIAC đã cung cấp các thông tin thống kê về các trường hợp tranh chấp cũng như các giải pháp phòng tránh từ góc nhìn tố tụng trọng tài. Ngoài ra, Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trọng tài viên VIAC cũng cung cấp các kinh nghiệm bổ ích từ các vụ việc mà mình đã tham gia các vụ kiện tranh chấp đầu tư trong đó có Việt Nam là một bên bị kiện.

Cuối cùng, phiên 3 có chủ đề "Cơ hội và thách thức đối với Công ty Luật Việt Nam trong việc tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư giữa cá nhân, pháp nhân nước ngoài với Nhà nước Việt Nam". Phiên thảo luận này có sự tham gia của các diễn giả từ Bộ Tư pháp, Công ty Luật YKVN, Công ty Luật Vilaf. Trong phiên này, các luật sư đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm trong vai trò luật sư tư vấn, phối hợp với luật sư nước ngoài để bảo vệ cả Nhà nước Việt Nam lẫn bên cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Đại diên Bộ Tư pháp, các luật sư đến từ các công ty luật cũng đã rất thẳng thắn trao đổi kinh nghiệm trong việc chọn luật sư tham gia tranh chấp, chọn trọng tài viên. Đặc biệt, tại phiên này, Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng, Trọng tài viên VIAC cho rằng các luật sư trong nước muốn có kinh nghiệm tham gia các vụ kiện quốc tế thì việc tham gia tranh tụng tại VIAC là môi trường tốt để làm quen với trọng tài, với các tiêu chuẩn như các trung tâm trọng tài quốc tế nổi tiếng trong khu vực và thế giới.

Buổi tọa đàm kết thúc và được đánh giá là một diễn đàn mở, dân chủ với những ý kiến thảo luận chuyên sâu. Thành công của buổi tọa đàm Thành công có dấu ấn rất lớn của vai trò điều phối và tham gia thảo luận của Nguyên đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức, Chủ tịch VSIL - TS. Nguyễn Bá Sơn, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư Pháp - TS. Hà Hùng Cường, Phó Chủ Nhiệm UB Đối Ngoại Quốc Hội, Đại sứ Việt Nam tại CHLB Nga - TS. Ngô Đức Mạnh.

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI