...

Tọa đàm hoạt động đào tạo giải quyết tranh chấp thương mại tại các cơ sở đào tạo luật và nghề luật

28 Tháng 10, 2019

Cuối tháng 9 vừa qua, VIAC đã có dịp gặp gỡ và làm việc với đại diện đến từ 8 cơ sở đào tạo luật và nghề luật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua buổi tọa đàm, VIAC đã được lắng nghe các chia sẻ và cùng thảo luận với các giảng viên về hoạt động hỗ trợ của VIAC đối với công tác đào tạo tại các trường về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và hòa giải thương mại. Từ đó, VIAC mong muốn rằng bằng những thông tin từ thực tiễn, những nghiên cứu chuyên sâu của mình và đội ngũ trọng tài viên với nhiều kinh nghiệm xét xử tại VIAC, cung cấp tới quý giảng viên các thông tin có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, học liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy của các giảng viên.

Tọa đàm có sự tham gia của các cơ đào tạo trọng điểm về chuyên ngành luật và nghề luật như trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Học viện Tư pháp, Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Luật - Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Luật Học viện Ngoại giao v.v...

Ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình tọa đàm

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ một trong những sứ mệnh của VIAC là tăng cường tuyên truyền, giới thiệu phương thức giải quyết thay thế như trọng tài thương mại, hòa giải thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp, luật sư, các cơ quan nhà nước, giảng viên, sinh viên cùng các đối tượng quan tâm khác. VIAC luôn ghi nhớ và có những nỗ lực tích cực trong công tác đẩy mạnh các hoạt động trên, đóng góp vào sự phát triển của các phương thức này.   

Ông Vũ Ánh Dương (bên phải) - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VIAC và ông Phan Trọng Đạt (bên trái) - Phó Tổng Thư ký VIAC chia sẻ với các giảng viên về các hoạt động VIAC đã làm cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình tiến hành.

Ông Vũ Ánh Dương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIAC chia sẻ, trọng tài thương mại cùng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hiện đang được doanh nghiệp biết đến và ngày càng ưa chuộng, riêng trọng tài thương mại hiện đang được biết đến như là một xu thế quan trọng trong giải quyết tranh chấp thương mại xuyên biên giới. Tại Việt Nam, có đến 92% doanh nghiệp FDI lựa chọn không khi được hỏi về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án, theo đó có 40% doanh nghiệp được khảo sát mong muốn lựa chọn trọng tài thương mại thay vì các phương thức khác. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, phương thức trọng tài thương mại cùng với sự định hình rõ hành lang pháp lý đã có những bước tiến nhanh chóng. Chính vì vậy việc hiểu và vận dụng phù hợp phương thức này. trong việc giải quyết tranh chấp cũng ngày được đề cao.

Toàn cảnh tọa đàm

Từ phía VIAC, trong thời gian qua, chỉ riêng đối với hoạt động đào tạo về giải quyết tranh chấp thương mại tại các cơ sở đào tạo luật và nghề luật, đã triển khai đa dạng các phương thức hỗ trợ thiết thực như đồng hành trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và biên soạn giáo trình cho bộ môn giải quyết tranh chấp nói chung và bộ môn trọng tài thương mại nói riêng, trước mắt là tại cơ sở đào tạo luật trọng điểm như trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, hoạt động này sẽ được nhân rộng tại các cơ sở đang cập nhật phần chương trình giảng dạy về trọng tài và hòa giải thương mại hay có kế hoạch tách riêng thành bộ môn hoặc chuyên đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, VIAC cũng là đơn vị bảo trợ chuyên môn cho cuộc thi phiên tòa trọng tài giả định do các cơ sở tổ chức trong nhiều năm. Đây được đánh giá là hoạt động thiết thực giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tiệm cận, rõ ràng hơn về quy trình tố tụng trọng tài trên thực tế.

Tại tọa đàm, bên cạnh việc VIAC chia sẻ các hoạt động đã làm cũng như những khó khăn mà VIAC gặp phải khi triển khai, VIAC cũng nhân được nhiều ý kiến quý báu từ phía giảng viên. VIAC đang xây dựng và hoàn thiện các tài liệu vụ việc được tẩy mật và biên tập lại phù hợp để đảm bảo tính bảo mật làm giáo cụ, tài liệu học tập nghiên cứu. Trung tâm cũng tiến hành xây dựng chuyên mục thông tin về trọng tài và hòa giải để giảng viên, sinh viên có thể truy cập tải về và đọc các tài liệu chuyên sâu. Tuy vậy do không trực tiếp tham gia công tác đào tạo nên sự góp ý, đề xuất từ giảng viên thông qua các buổi tọa đàm là vô cùng cần thiết, qua đó VIAC có thể triển khai các công tác hỗ trợ phù hợp và bổ ích hơn.

Một số hình ảnh về tọa đàm vui lòng xem tại:

https://www.facebook.com/viac.vn/photos/a.2421163628111069/2421163831444382/?type=3&theater

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI