...

Tọa đàm Phán quyết Trọng tài Thương mại Quốc tế

28 Tháng 10, 2019

Chiều ngày 26/08/2016, nhân chuyển công tác của Thẩm phán Patrick J.King tại Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp cùng Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (GIG) với sự hỗ trợ của Câu lạc bộ luật sư thương mại quốc tế Việt Nam (VBLC)  tổ chức Tọa đàm về "Phán quyết Trọng tài Thương mại Quốc tế". Chương trình diễn ra với sự tham gia của các trọng tài viên VIAC, các luật sư và luật gia hàng đầu Việt Nam

 
Toàn cảnh tọa đàm "Phán quyết Trọng tài thương mại quốc tế" ngày 26/08/2016

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Vũ Ánh Dương - Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định rằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến, thủ tục linh hoạt, thân thiện, nhanh chóng. Tại Việt Nam, những năm gần đây, trọng tài thương mại ngày càng trở nên gần gũi với doanh nghiệp, trở thành niềm tin và chỗ dựa công lý cho cộng đồng doanh nghiệp. Cũng tại tọa đàm, ông David Anderson - Giám đốc Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, phát biểu "Trong suốt thời gian qua, chúng tôi luôn tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường phát triển toàn diện làm đà phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, và mảng pháp luật là một trong những mảng tối quan trọng mà chúng tôi dành nhiều tâm huyết. Có thể nói, ở Việt Nam, chúng tôi nhìn thấy sự sẵn sàng của các thành phần cấu tạo nên sự phát triển của đất nước, về pháp luật và cụ thể trong giải quyết tranh chấp, các luật sư, cán bộ ngành tư pháp, trọng tài viên hiện đang là những người góp phần hoàn thiện cơ chế này. VIAC là tổ chức trọng tài lớn nhất Việt Nam cũng như đội ngũ Trọng tài viên đều là chuyên gia cao cấp và giàu kinh nghiệm, với sứ mệnh là đơn vị tiên phong, chúng tôi đánh giá cao và dành kỳ vọng lớn vào sự phát triển của VIAC cũng việc VIAC sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của trọng tài thương mại tại Việt Nam".

Tham gia tọa đàm với vai trò là chuyên gia, thẩm phán Patrick J. King đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của mình xoay quanh hai chủ đề: (1) Dự thảo Phán quyết trọng tài và (2) Những lưu ý khi tiến hành tố tụng trọng tài quốc tế.

Ông King là một Thẩm phán thành viên (“Associate Justice”) đã nghỉ hưu của Tòa án cấp cao Massachusetts. Kể từ khi nghỉ hưu vào năm 2003, Thẩm phán King đã hoạt động với tư cách Hòa giải viên và Trọng tài viên, ông cũng là Chuyên gia giải quyết tranh chấp tại JAMs có trụ sở tại Boston, Massachusetts - nơi ông đã giải quyết rất nhiều vụ tranh chấp thuộc các đa dạng các lĩnh vực, từ những tranh chấp kinh doanh phức tạp đến các vụ án liên quan đến sai sót trong hoạt động y tế bằng hòa giải và trọng tài. 

Tại tọa đàm, ông King mang tới các câu chuyện thực tiễn quốc tế về tiến hành tố tụng trọng tài. Ông bày tỏ sự đánh giá cao đối với cơ chế trọng tài thương mại tại Việt Nam. Thủ tục tố tụng trọng tài tại Việt Nam nói chung và VIAC nói riêng không những dừng lại ở việc học hỏi, tiếp thu và vận dụng một cách phù hợp thực tiễn quốc tế mà còn có những quy định riêng biêt, cụ thể với định hướng hỗ trợ tối đa, mang đến một quy trình thủ tục thân thiện nhưng vẫn minh bạch, hiệu quả.

Một số hình ảnh về tọa đàm

 Phiên thảo luận tọa đàm "Phán quyết Trọng tài Thương mại quốc tế"

  Phiên thảo luận tọa đàm "Phán quyết Trọng tài Thương mại quốc tế"

  Phiên thảo luận tọa đàm "Phán quyết Trọng tài Thương mại quốc tế"

  Phiên thảo luận tọa đàm "Phán quyết Trọng tài Thương mại quốc tế"

  Phiên thảo luận tọa đàm "Phán quyết Trọng tài Thương mại quốc tế"

Tọa đàm diễn ra thành công tốt đẹp, nhiều vấn đề thực tiễn, vấn đề mới được đặt ra hứa hẹn sẽ là chủ đề hay cho những tọa đàm tiếp tới của VIAC dành cho các trọng tài viên, luật sư, luật gia, chuyên gia, giảng viên, cán bộ ngành tư pháp và đại diện các doanh nghiệp cũng như những người quan tâm khác.

___

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI