...

EVFTA: Dấu mốc mới của Việt Nam trên hành trình cải cách và hội nhập

14 Tháng 2, 2020

Cho đến nay, trong 12 FTA mà Việt Nam ký kết, thì EVFTA có sự khác biệt rất quan trọng, khiến Việt Nam có thể cạnh tranh được ở thị trường phát triển ở châu Âu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ hàng hóa, đầu tư, mua sắm chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ đến vốn và công nghệ đều đáp ứng mục tiêu chiến lược của cả hai bên.

Được ví nhưp/“con đường cao tốc hướng Tây” EVFTA được kỳ vọng sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam thay da đổi thịt.

Được ví như “con đường cao tốc hướng Tây” EVFTA được kỳ vọng sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam thay da đổi thịt.

Cơ hội tăng 20% kim ngạch xuất khẩu sang EU

EVFTA được coi là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng  về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, phù hợp với các định chế của WTO, có tính đến độ chênh của trình độ phát triển giữa hai bên. Với gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế sau một lộ trình ngắn, đây là mức cam kết cao nhất mà đối tác EU dành cho Việt Nam.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phân tích, về tổng thể, EVFTA có thể giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng khoảng 20% vào năm 2020 và tăng gần 45% vào năm 2030.

Theo đó, các ngành hàng như thực phẩm chế biến, đặc biệt là thủy sản, gạo, rau củ, trái cây, thiết bị điện tử được dự báo có thể gia tăng xuất khẩu cả số lượng và giá trị.

Còn các ngành dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, ô tô có sẽ có cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Những dự báo trên đều dựa trên những điều kiện thực tế như cắt giảm thuế quan, giảm hàng rào phi thuế, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy đầu tư.

Ngoài ra, với EVFTA Việt Nam còn có cơ hội nhiều hơn khi tiếp cận công nghệ cao, bởi Đức và một số nước khác là những ứng cử viên đầu tàu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (FIR). EU hiện có gần 500 triệu dân, chiếm 7,3% toàn thế giới, GDP 17,57 nghìn tỷ USD, GDP đầu người/năm là 32.900 USD...

Ngành mũi nhọn của Việt Nam như: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản... đều hưởng ưu đãi ngay từ những năm đầu tiên. Tiếp đó là ngành dệt may, giày da, đồ gỗ, tin học, ô tô, hóa dầu… đều được hưởng nhiều ưu đãi theo lộ trình.

Cánh cửa rộng cho xuất khẩu và thu hút đầu tư

Ở góc độ đầu tư, ông Jean Jacques Bouflet, Phó chủ tịch EuroCham cho rằng, EVFTA cùng với EVIPA sẽ làm thay đổi bức tranh đầu tư từ EU vào Việt Nam trong những năm tới.

Với thế mạnh sẵn có về chế tạo máy móc, ô tô, công nghệ cao, dược phẩm và cơ chế bảo hộ đầu tư từ EVIPA, các doanh nghiệp và nhà đầu tư EU sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực chế tạo, công nghiệp chế biến và dược phẩm của Việt Nam.

Nhờ đó, ngoài việc thu hút thêm nguồn vốn thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được cải thiện, nâng cao về mặt công nghệ và khả năng quản trị doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hiệu quả, từ đó củng cố năng lực cạnh tranh.

Song song đó, việc mở cửa thị trường mua sắm công và dịch vụ sẽ giúp khối cơ quan nhà nước Việt Nam tiếp cận được nhiều sản phẩm chất lượng từ EU, cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng được cung cấp những dịch vụ tài chính, thương mại, logistics, quản trị, vận hành sản xuất chuyên nghiệp, từ đó tạo nên giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm và thương hiệu.

Ngoài cơ hội xuất khẩu, để đón đầu làn sóng đầu tư từ EVFTA và EVIPA doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, tập trung cải thiện quy trình và sự minh bạch thông tin, đồng thời chủ động hợp tác liên kết với doanh nghiệp nước ngoài từ đó rút ngắn thời gian tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa khu vực và toàn cầu.

Để những cơ hội như trên trở thành hiện thực bà Nguyễn Sơn Trà, Phó Trưởng phòng WTO và Đàm phán thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho rằng, ngoài việc cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải chủ động nắm vững nội dung mà Việt Nam và EU đã cam kết, bao gồm cả những cam kết truyền thống như thương mại hàng hóa và cam kết mới về môi trường, lao dộng, trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững.

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI