Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, vi phạm liên quan đến công tác thanh quyết toán hiện chiếm đế 66% tranh chấp trong lĩnh vực hợp đồng xây dựng.
Hàng loạt lý do khiến nhà thầu gặp khó khi thanh toán
Báo cáo tại sự kiện diễn ra mới đây về tình trạng nợ đọng trong xây dựng, Luật sư Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thưởng trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã thông tin về việc nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp hợp đồng xây dựng là các vi phạm liên quan đến nghĩa vụ thanh toán của chủ đầu tư.
Cũng theo Luật sư Dương, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được lựa chọn thường được sử dụng là thương lượng (chiếm đến 83%). Các lựa chọn khác như hòa giải (chiếm 30%); kiện ra tòa án (chiếm 28%). Đặc biệt, có đến 17% doanh nghiệp nhà thầu được khảo sát cho biết có khả năng chấm dứt quan hệ với chủ đầu tư khi xảy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Số lượng vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dựng đưa ra giải quyết tại VIAC thể hiện xu hướng tăng qua các năm.
Một số vấn đề thường xảy ra tranh chấp về hợp đồng xây dựng theo VIAC gồm: Tranh chấp về các chậm trễ của chủ đầu tư (như chậm thanh toán, chậm bàn giao mặt bằng, chậm phê duyệt hồ sơ thiết kế, chậm xin phép giây phép xây dựng v.v...); Tranh chấp về các chậm trễ của nhà thầu; Tranh chấp về chất lượng công trình; Tranh chấp về phạm vi công việc’; Tranh chấp về hoạt động của nhà tư vấn; Tranh chấp về khoán tiền bảo hành; Tranh chấp về các khoán gia hạn thời gian hoàn thành; Tranh chấp về thay đôi chính sách từ cơ quan có thấm quyền của Việt Nam.
Bên cạnh đó, báo cáo khảo sát của VIAC của chỉ ra một số lý do chủ yếu thường dẫn đến việc chủ đầu tư từ chối thanh toán cho doanh nghiệp nhà thầu gồm: Chưa xác định khối lượng thi công và đơn giá hợp đồng; Hạng mục phát sinh chưa được đệ trình đủ hồ sơ và chưa được chú đâu tư phê duyệt; Chưa có hồ sơ nghiệm thu và bàn giao công trình.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân như hồ sơ thanh toán không hợp lệ, Thành phần ký trên Biên bàn nghiệm thu đã không đảm bảo đầy đủ theo quy định; Người ký biên bản nghiệm thu không có thẩm quyền; thiếu chữ ký hoặc hồ sơ được lập, xác nhận không đúng thẩm quyền; Nhà thầu thi công không đạt chất lượng, có sai sót, hư hỏng không khắc phục; Chậm tiến độ,… cũng thường dẫn đến việc chủ đầu tư chậm hoặc không thanh toán cho nhà thầu.
Đáng chú ý, theo đại diện VIAC, có trường hợp nhà thầu thực hiện nhiều dự án, nhưng chưa được quyết toán hợp đồng thuộc một dự án này, thì chủ đầu tư lại tiếp tục viện dẫn rằng có tranh chấp nên không tiếp tục thanh toán các hợp đồng thuộc dự án khác cũng do nhà thầu thi công.
Cần nâng cao nhận thức về phòng tránh và giải quyết tranh chấp
Theo đại diện VIAC, dù được xem là phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng xây dựng nói riêng hiệu quả nhưng thực tế cho thấy nhận thức cũng như hiểu biết của các doanh nghiệp nhà thầu xây dựng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phần nào hạn chế.
Thực trạng trên dẫn tới việc không chuẩn bị từ sớm, từ xa từ lúc soạn thảo các điều khoản hợp đồng liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng như bị động khi có tranh chấp xảy ra.
Nhận định về hệ lụy của thực trạng trên, Luật sư Vũ Ánh Dương cho rằng việc các điều khoản trọng tài không rõ ràng hoặc vô hiệu trong hợp đồng sẽ dẫn đến việc khi có tranh chấp xảy ra nhà thầu không biết phải khởi điện ra cơ quan nào cũng như cuộc chiến về thẩm quyền sẽ tốn kém và tốn nhiều thời gian, chi phí.
Theo đó, Luật sư Dương khuyến nghị các doanh nghiệp nhà thầu khi soạn thảo hợp đồng có thể tham khảo điều khoản về trọng tài theo hướng “ mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này”.
Đối với điều khoản hòa giải, Luật sư Dương khuyến nghị soạn thảo theo hướng “"Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Trung tâm Hòa giải Việt Ham (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Quy tắc hòa giải cùa Trung tâm này".
Bên cạnh đó, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, đại diện VIAC khuyến nghị các doanh nghiệp nhà thầu cần tham vấn các đơn vị có chuyên môn để xác định rõ các nội dung về điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, lựa chọn trọng tài viên, xác định và chứng minh yêu cầu khởi kiện,… để có thể bảo vệ tốt nhất những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Lê Sáng - Tạp chí Nhịp sống thị trường