10 vấn đề nổi bật của trọng tài quốc tế trong năm 2017

10/30/2019

2016 là một năm quan trọng đối với trọng tài quốc tế với rất nhiều sự kiện nổi bật, điển hình là việc Chánh án Tòa án Hoàng gia Tư pháp Anh và xứ Wales (Lord Chief Justice of England and Wales) thách thức tính hợp phát của trọng tài quốc tế trong khi cựu Chánh án tòa tối cao Úc (Robert French AC) lại đứng ra bảo vệ sự tồn tại của song song trọng tài quốc tế với tòa thương mại. Một số tổ chức trọng tài như Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Úc (ACICA), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) và Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) đã tiến hành cập nhật phiên bản quy tắc tố tụng trong năm 2016, còn Viện Trọng tài thuộc Phòng Thương mại Stockholm (SCC) và Tòa án Trọng tài thương mại Quốc tế Nga (ICAC) thì đã ban hành phiên bản quy tắc tố tụng mới trong năm 2017. SIAC còn thực hiện việc đăng tải bản dự thảo quy tắc tố tụng trọng tài đầu tư của mình, thực hiện quy trình xin tham vấn ý kiến công khai để cuối cùng ban hành quy tắc tố tụng trọng tài đầu tư của SIAC. Một vài tổ chức đã công khai các thông tin rất tỉ mỉ về thực tiễn hoạt động của mình và các số liệu như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC), SIAC, Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn (LCIA), SCC và Tòa trọng tài Phòng thương mại quốc tế (ICC) cũng tiến hành cập nhật bản lưu ý trong vận hành tố tụng trọng tài của mình. Năm 2016 kết thúc bằng việc cả Hong Kong và Singapore đều thực hiện cải cách pháp luật của mình để cho phép vận hành tố tụng trọng tài từ nguồn tài chính của bên thứ ba – đây là một trong số các bước phát triển quan trọng của hoạt động trọng tài trong năm 2016 dù vẫn còn nhiều tranh cãi.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 10 vấn đề then chốt của hoạt động trọng tài, hứa hẹn vẫn sẽ đóng những vai trò nổi bật trong sự phát triển của trọng tài tới năm 2020.

1. Sự minh bạch

(Nguồn: Khảo sát về trọng tài quốc tế năm 2015)

Từ kết quả Khảo sát về trọng tài quốc tế năm 2015 thực hiện bởi trường Đại học Queen Mary, một số tổ chức trọng tài đang thể hiện vị thế dẫn đầu của mình bằng việc cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn (practice notes) và cung cấp đầy đủ số liệu thống kê về trung tâm của mình. Khả năng cao là việc này sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2017; thông qua cung cấp các thông tin về số liệu và các hướng dẫn, các trung tâm trọng tài mong muốn làm rõ các điều khoản trong quy tắc của mình, đồng thời đây cũng là sự phản hồi từ phía các trung tâm đổi với các thay đổi của thị trường. Đáng nói nhất chính là Hong Kong và Singapore, cả hai nền tài phán này đều cần, bên cạnh quy tắc trọng tài, bổ sung văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, đáng chú ý là một vài điều khoản trong Quy tắc tố tụng trọng tài đầu tư 2017 của SIAC đã kịp phản ánh những sự phát triển này. Điểm này đã được nói tới ở bài báo trước đây.

2. Quy trình lựa chọn trọng tài viên

Kết quả hình ảnh cho arbitrator

Dẫu rằng đây là một vấn đề không được quan tâm lắm trong nhiều năm, nhưng rất có thể sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2017 dù rằng các tiến triển có lẽ sẽ chưa thể đạt được cho tới ít nhất năm 2018. Các trung tâm trọng tài vẫn chần chừ trong việc tiết lộ quy trình lựa chọn trọng tài viên của mình do vấn đề này có thể gây ra nhiều tranh cãi giữa các trọng tài viên, các công ty luật cũng như các học giả. Đương nhiên, không thể phủ nhận rằng, vốn dĩ, rất khó để có thể đánh giá rằng việc các bên trong tranh chấp lựa chọn trọng tài viên sẽ là tốt hơn hay trách nhiệm nói trên nên để cho trung tâm trọng tài, bởi câu trả lời sẽ là điều này còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của các bên.

Sự phát triển của khía cạnh này sẽ là vô cùng đa dạng. Đơn giản có thể là việc các trung tâm phát hành ra các ghi chú thực hành cùng với hướng dẫn, cung cấp cho các bên cơ chế trong việc lựa chọn trọng tài viên, … Các trung tâm khi tiến hành cung cấp các văn bản trên, theo mục đích, tôn chỉ của từng trung tâm, cũng sẽ đồng thời đưa ra các yếu tố mà các bên cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn trọng tài viên như các vấn đề về kinh nghiệm, bằng cấp, chuyên ngành, … Ở một mức độ phức tạp hơn, cũng có thể sẽ có các cơ chế lựa chọn trọng tài viên áp dụng chung, một ví dụ điển hình đó Hướng dẫn của IBA về xung đột tranh chấp trong trọng tài quốc tế là (IBA guidelines on conflicts of interest in international arbitration).

3. Quy tắc trọng tài đầu tư

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, SIAC ban hành Quy tắc trọng tài đầu tư đầu tiên của trung tâm này. Quy tắc trọng tài đầu tư này khá khác so với quy tắc của ICSID, bởi sự pha trộn các quy tắc về thương mại và đầu tư. Sẽ khá thú vị khi thấy các doanh nghiệp có thêm lựa chọn giải quyết tranh chấp về đầu tư tại SIAC, bên cạnh phương án chọn Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID). Trong năm 2017, chắc chắn là vấn đề về trọng tài đầu tư sẽ được các hội nghị trọng tài toàn cầu thảo luận và đánh giá một cách kỹ càng hơn về các bước phát triển này. Bước tiến này của SIAC, đồng thời, sẽ mở đường cho một số trung tâm trọng tài khác đi theo, tuy nhiên rằng, đa phần các trung tâm sẽ vẫn duy trì hoạt động của mình trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại.

4. Vụ kiện trọng tài tài trợ/trả phí bởi bên thứ ba

Kết quả hình ảnh cho cost

 

Cả Singapore lẫn Hong Kong mới đây đã tiến hành sửa đổi quy định pháp luật của mình; theo đó, thay vì cấm bên thứ ba tài trợ cho các hoạt động trọng tài, hiện nay hai nền tài phán này đã bãi bỏ điều cấm nói trên. Ngày 10 tháng 1 năm 2017, Quốc hội Singapore đã thông qua đạo luật cho phép các vụ kiện trọng tài được nhận tài trợ tài chính từ bên thứ ba. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2017, Thư ký Cục Tư pháp Hong Kong Rimsky Yuen đã trình Hội đồng lập pháp Hong Kong đạo luật có tính chất tương tự và đạo luật này đang được thảo luận vòng hai. Sự chuyển biến tại hai nền tài phán này cho thấy các chính phủ của họ đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với trọng tài quốc tế. Đây cũng sẽ là một vấn đề được bàn tới nhiều tại các hội nghị trọng tài toàn cầu năm 2017.

5. Sự trỗi dậy của các trung tâm trọng tài tài chính

Kết quả hình ảnh cho financial

Vào tháng 11 năm 2016, Ủy ban ICC về Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế đã phát hành một báo cáo khá toàn diện với tựa đề “Các tổ chức tài chính và trọng tài quốc tế”. Báo cáo kết luận rằng rất nhiều trung tâm tài chính đã thất bại trong việc ủng hộ trọng tài quốc tế với tư cách là một biện pháp giải quyết tranh chấp khả thi. HKIAC đã nhanh chóng mời nhóm chuyên gia ICC phụ trách báo cáo cùng chủ tọa một sự kiện vào tháng 12 năm 2016 về vấn đề này. Sau báo cáo này, bắt đầu từ 2017, các trung tâm trọng tài đã có rất nhiều động thái khác nhau để mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu của họ. Và một khi các trung tâm tài chính nhận thấy được lợi ích thương mại của phương thức trọng tài quốc tế thì, chắc chắn, sẽ có nhiều hơn các tranh chấp tài chính được đưa ra giải quyết bằng trọng tài.

6. Khả năng về một cơ chế kháng cáo trong trọng tài (thông qua đồng thuận)

Kết quả hình ảnh cho appeal

Một trong những ưu điểm của trọng tài khi so sánh với tòa án đó chính là trọng tài không cho phép kháng cáo. Trọng tài luôn luôn khuyến khích và ủng hộ tính chung thẩm nhằm đảm bảo rằng tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và chắc chắn. Một số nhà phân tích, với xu hướng không ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, có thể lập luận rằng không thể thực sự có được “công lý” nếu thiếu quy trình kháng cáo. Trước những lập luận này, nhiều trung tâm cũng đưa ra gợi ý về một quy trình kháng cáo trọng tài mà theo đó phải đáp ứng đầy đủ hai điều kiện: (1) phải có được sự đồng thuận từ các bên ở những giai đoạn tố tụng đầu tiên và (2) tính chắc chắn của trọng tài phải được đảm bảo. Điều kiện đầu tiên là hoàn toàn có khả năng đạt được, tuy nhiên rất khó (nói cách khác là không khả thi) để đảm bảo tính chắc chắn của trọng tài một khi quy trình kháng cáo được đưa ra.

7. “Tẩy mật” phán quyết trọng tài

Kết quả hình ảnh cho confidentiality

 

Một lợi thế khác của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chính là tính bảo mật, cái giá đánh đổi cho lợi thế này là thiếu vắng các án lệ. Án lệ không chỉ đảm báo tính nhất quán mà đồng thời cũng củng cố sự chắc chắn của các phán quyết. Theo như báo cáo của ICC (như đã được đề cập ở các phần trước), một vài trung tâm tài chính đã không còn mặn mà tới vấn đề bảo mật thông tin mà họ quan tâm nhiều hơn tới sự chắc chắn, điều đó làm cho các án lệ trở nên quan trọng hơn. Báo cáo cũng lưu ý với độc giả rằng tuy tố tụng trọng tài là chuyện riêng của các bên nhưng nó không tuyệt đối bí mật theo như các quy định tại quy tắc trọng tài của ICC. Quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) cũng im lặng đối với vấn đề bảo mật, nhưng vấn đề phát hành các ấn phẩm liên quan tới các vụ kiện trọng tài được nêu ra tại Điều 34.5. Các tổ chức khác có quy định chặt về vấn đề bảo mật và các ấn phẩm liên quan tới các vụ kiện trọng tài: Điều 42 Quy tắc HKIAC 2013, Điều 22 Quy tắc ACICA 2016 và Điều 24.4 Quy tắc SIAC 2016. Khá thú vị là, SIAC đã tiến một bước dài trong việc khẳng định rằng hội đồng trọng tài có quyền ban hành các chỉ thị hoặc các phán quyết chứa các chế tài trừng phạt hoặc phạt tiền nếu như các bên vi phạm nghĩa vụ bảo mật của mình tại Điều 39.4. Một điểm đáng lưu ý nữa là tại Quy tắc trọng tài đầu tư 2017 của SIAC đã quy định rõ ràng hơn về vấn đề phát hành ấn phẩm về các pháp quyết trọng tài tại Điều 38. Bảo mật và cụ thể hơn về vấn đề phát hành các ấn phẩm liên quan tới vụ kiện trọng tài, các điều khoản này thực sự là một sự cải cách toàn diện cho các quy tắc trọng tài quốc tế tiếp sau học tập. Sẽ có ngày các nhiều các phán quyết được “tẩy mật” được phát hành bởi các tổ chức trọng tài.

8. Xoay trục sang khu vực phía Đông

 

Trong vòng 5 năm trở lại đây, Hồng Kông và Singapore đã và đang trở thành những trung tâm trọng tài được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Có vô vàn lý do được nhắc tới để giải thích cho xu hướng trên, trong đó gồm: hai nền tài phán này có đủ khả năng để giải quyết số lượng lớn các tranh chấp cũng như đủ năng lực giải quyết các tranh chấp có giá trị lớn, danh sách trọng tài viên đông đảo và mạnh về chuyên môn, cơ sở vật chất đầy đủ, vị trí địa lý thuận tiện cho việc di chuyển, quy tắc trọng tài hiện đại và có hệ thống tư pháp và chính phủ ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài. Vào 2017, theo nhận định, xu hướng trên sẽ tiếp tục diễn ra.

9. Sự đa dạng trong trọng tài quốc tế

Một mảng khác cũng nhận được chú ý đó là sự đa dạng của các trọng tài viên đến các khía cạnh như giới tính, đạo đức nghề nghiệp. Câu hỏi được đặt ra là: “tại sao sự đa dạng vẫn đang là một vấn đề khi mà việc sử dụng trọng tài quốc tế đã gia tăng đáng kể trên toàn cầu?”. Các vấn đề khác cũng cần tập trung thảo luận là liệu sự đa dạng này có làm ảnh hưởng tới các chỉ thị hoặc phán quyết của hội đồng trọng tài, liệu các giải pháp là gì (ví dụ như định ra hạn mức ảnh hưởng) cũng như làm sao vượt các trở ngại hiện thời. Trọng tài Phụ nữ là một tổ chức được lập ra đẻ giải quyết vấn đề mất cân bằng giới trong lĩnh vực trọng tài và đã có gần 1000 thành viên trải khắp 40 quốc gia. Tổ chức phi lợi nhuận Trọng tài Trí tuệ cũng tuyên bố sẽ “hỗ trợ nhằm đa dạng hóa việc chỉ định trọng tài viên”.

10. Sử dụng hợp lý: trọng tài khẩn cấp, thủ tục bác bỏ yêu cầu thiếu căn cứ pháp lý (summary dismissal), thủ tục rút gọn, thủ tục gộp vụ tranh chấp và bổ sung bên tham gia tranh chấp

Hình ảnh có liên quan

Đa số các trung tâm trọng tài đang cải cách lại quy tắc trọng tài của họ, nhằm mục đích bổ sung thêm những thủ tục mới kể trên. Mỗi loại thủ tục trên đều phục vụ một nhu cầu cụ thể của các bên trong tranh chấp và không nhất thiết có liên quan tới toàn bộ vụ kiện. Trong năm 2017, các hội thảo trọng tài toàn cầu khả năng cao sẽ thảo luận tới các điều khoản mới nhất về những thủ tục này, đơn cử như quy định của SIAC về Thủ tục bác bỏ sớm các yêu cầu và phản biện (Điều 29) và quy định của SCC về thủ tục bác bỏ nhanh (Điều 39). Việc bổ sung bên tham gia vụ kiện, gộp vụ kiện, thủ tục trọng tài khẩn cấp cũng đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ năm 2013.  

_______________

Nguồn: Kluwer Arbitration Blog

Tin liên quan

  • Trường Đại học Luật Tp.HCM
    VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI